Câu hỏi tình huống:

Trước khi chết, ông A có một tài sản riêng là một mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông A đã mời tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (4 người con) đến văn phòng công chứng lập văn bản chuyển quyền tài sản riêng của ông thành tài sản chung cho 4 người con của ông A và cho anh B đại diện 4 người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi ông A chết, anh B đến văn phòng công chứng tự ý lập hợp đồng chuyển nhượng phần đất của mình được thừa kế cho ông C mà không thông báo gì cho những người con khác của ông A. Không hiểu sao công chứng viên đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng này. Khi biết được, các người con cần phải làm thế nào để ngăn chặn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của anh B cho ông C?

Trả lời:

Căn cứ pháp lý:

-  Khoản 3, điều 218 Luật dân sự

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

- Điều 52 Luật công chứng:

Điều 52. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.

Xét anh B có hành vi không thông báo cho những người con khác của ông A về việc chuyển nhượng phần đất được thừa kế của mình do vậy đã vi phạm khoản 3, điều 218 Luật dân sự 2015 về vi phạm về quyền sở hữu tài sản chung. Theo đó, các người con của ông A có quyền yêu cầu Tòa Án chuyển sang cho người con của ông A muốn mua quyền và nghĩa vụ của người mua.

Nhưng do hợp đồng chuyển nhượng giữa anh B và ông C đã được công chứng. Có thể thấy được việc công chứng này là phạm pháp do việc chuyển đổi quyền sử dụng đất của anh B đã vi phạm khoản 3, điều 218 Luật dân sự 2015. Do vậy theo điều 52 Luật công chứng năm 2014, các người con của ông A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng hợp đồng chuyển nhượng trên vô hiệu.

Vậy các người con của ông A cần yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp động chuyển nhượng đã được công chứng xong rồi tiếp tục yêu cầu tòa án cho người con nào của ông A muốn mua lại phần đất được thừa kế trên của anh B.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer