Liên quan đến các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid 19 được đề cập trong chỉ thị 16, một trong những nội dung đáng lưu ý phải kể đến là việc đóng cửa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.Vậy cần hiểu thế nào cho đúng về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được kinh doanh theo chỉ thị 16?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Theo Công văn 2601/VPCP-KGVX về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, dưới đây là danh mục các loại hàng hóa thiết yếu, cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động khi có dịch:

Thứ nhất, các loại hàng hóa thiết yếu được kinh doanh:

- Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản); rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây; trứng (các sản phẩm từ trứng);

- Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu thực vật; Sữa các loại; Mỳ gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân; Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng;
- Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tỉnh bột);
- Các nhu yếu phẩm cần thiết: Khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, tắm giặt, gội; nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.

Thứ hai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm:

- Siêu thị; trung tâm thương mại, chợ dân sinh; cửa hàng tiện lợi, tiện ích; cửa hàng tạp hóa; cửa hàng kinh doanh trái cây; chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu);

- Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng;

- Các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh;

- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, gas khí đốt;

- Các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh: Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh.

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền hình;

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, thanh toán điện tử;

- Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển;

- Xuất, nhập khẩu hàng hóa;

- Dịch vụ bảo vệ;

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp;

- Các cửa hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y;

- Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang.

Lưu ý: Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer