Trước hết, cần hiểu rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Để giải quyết tranh chấp này, pháp luật quy định rõ trình tự, thủ tục hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã trước khi gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp đặc biệt, từ ngày 01/7/2025, thẩm quyền giải quyết một số loại tranh chấp đất đai đã được chuyển từ UBND cấp huyện về UBND cấp xã, theo tinh thần Nghị định số 151/2025/NĐ-CP.
Từ ngày 01/7/2025, quy định mới về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) lần đầu sẽ chính thức có hiệu lực. Để tránh phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện, người dân cần chủ động nắm bắt các điểm mới nhằm chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, hạn chế nguy cơ bị gián đoạn hoặc chậm trễ thủ tục. Trong bài viết dưới đây, Luật Sao Việt sẽ tổng hợp những nội dung quan trọng cần lưu ý về trình tự, thủ tục theo quy định mới để bạn đọc kịp thời cập nhật và áp dụng.
Nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Đất đai 2024 trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính, ngày 12/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025). Bài viết dưới đây sẽ điểm lại những nội dung trọng tâm, đáng chú ý trong Nghị định này mà người dân, tổ chức và doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện luật đất đai từ ngày 01/7/2025.
Luật Đất đai năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng với việc lần đầu tiên ghi nhận quyền thuê trong hợp đồng thuê đất và quyền chuyển nhượng quyền thuê này như một quyền tài sản. Đây là điểm mới có ý nghĩa pháp lý sâu sắc, mở ra cơ hội khai thác đất đai hiệu quả hơn, đồng thời đặt ra yêu cầu hiểu đúng và thực hiện đúng các điều kiện pháp luật đi kèm.
Trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, điều kiện “đất không có tranh chấp” luôn là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, liệu điều kiện này có áp dụng trong mọi trường hợp, đặc biệt là với tài sản bị cưỡng chế thi hành án?
Luật đất đai năm 2024 đã bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho Trọng tài thương mại, nhưng chỉ giới hạn trong các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai. Điều này mở ra một cơ chế giải quyết linh hoạt, song cũng đặt ra những yêu cầu về thỏa thuận trọng tài hợp lệ và giới hạn phạm vi áp dụng so với phương thức giải quyết tranh chấp qua Tòa án và UBND cấp có thẩm quyền hiện nay.
Trong thực tế khi mua đất, người mua thường chỉ quan tâm đến giá cả, vị trí mà không kiểm tra kỹ các điều kiện pháp lý liên quan, dẫn đến tình huống khi không thể tách thửa và sang tên mới phát hiện diện tích đất đã mua không đủ điều kiện để thực hiện. Nhiều người cho rằng chỉ cần hợp đồng đã được công chứng thì đương nhiên sẽ có hiệu lực và hợp pháp, tuy nhiên thực tế không đơn giản như vậy.
Xin luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi. Tôi có mua đất của một người, đã lập hợp đồng mua bán nhưng chưa công chứng. Giờ chủ nhà mới báo đất này đã có thông báo thu hồi đất, vậy bây giờ có được mua bán đất này nữa không? Có khả năng ra sổ không? Chủ nhà đang bảo tôi là họ sẽ khởi kiện để yêu cầu huỷ thông báo thu hồi đất? Vậy có khả năng thắng kiện không? Mong nhận được giải đáp của luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Không phải đến khi có Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì cá nhân mới có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất mà trước đây tại những Bộ luật dân sự cũ như BLDS 2005 hay BLDS hiện hành năm 2015 cũng không có quy định cấm cá nhân nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất.
Ông A sở hữu một mảnh đất tại quê nhưng chưa làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cách đây hai năm, ông A ký hợp đồng cho ông B thuê mảnh đất này để canh tác, với thời hạn thuê là 5 năm. Tuy nhiên, sau hai năm kể từ khi ký hợp đồng , ông A đột ngột qua đời và để lại di chúc cho người thừa kế duy nhất của ông A là ông C, trong di chúc có nội dung “khi ông A chết ông C tiếp tục hợp đồng với ông B".