Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH Sao Việt, nhận thấy hiện nay thị trường xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đang đầu tư phát triển, do vậy tôi có quan tâm đến việc xuất khẩu giống này. Tuy nhiên, để được xuất khẩu cây trông lâm nghiệp thì tôi có cần xin cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp hay không? Nếu có thì tôi cần chuẩn những giấy tờ gì? Trình tự cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã liên hệ và đặt câu hỏi cho chúng tôi, đối với nhu cầu xuất khẩu này thì bạn cần đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp. Cụ thể như sau:

  1. Căn sở pháp lý

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017;

- Nghị định số 27/2021/NĐ-CP về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2021.

  1. Khái niệm

Hiện nay, cây trồng lâm nghiệp được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nên được Nhà nước quan tâm, quản lý chặt chẽ nhằm duy trì sự phát triển bền vững. Do vậy, cá nhân, tổ chức xuất khẩu cây trồng lâm nghiệp đặc biệt là giống cây trồng lâm nghiệp cần nắm rõ các quy định liên quan đến việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp. Để tìm hiểu về điều kiện, quy trình, thành phần hồ sơ thực hiện xin cấp Giấy phép xuất phẩm giống cây trồng lâm nghiệp cần tìm hiểu khái niệm liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp, cụ thể như sau:

- “Giống cây trồng lâm nghiệp” là một quần thể cây trồng lâm nghiệp có thể phân biệt được với quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.

- “Giống gốc cây trồng lâm nghiệp” là giống được nhân lần đầu từ cây trội, cây đầu dòng của một giống đã được công nhận hoặc giống phục tráng (bao gồm: hạt giống, củ giống, rễ, thân, cành, mắt ghép, chồi hoặc mô, cây mô trong bình và cây con) để làm vật liệu nhân giống hoặc để xây dựng các vườn giống, rừng giống.

  1. Quy định liên quan đến cấp phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Tại Điều 25 Nghị định 27/2021/NĐ-CP liên quan đến việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Phụ lục CITES; giống cây lâm nghiệp đã được công nhận và giống cây lâm nghiệp chưa được công nhận xuất khẩu được quy định như sau:

- Việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

- Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.

- Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận được xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.

  1. Tên của giống cây trông có được trùng với danh tính của tác giả không?

Việc đặt tên cho giống cây trồng lâm nghiệp sẽ không được chấp nhận trong những trường hợp dưới đây:

- Thứ nhất, tên của giống cây trồng lâm nghiệp chỉ bao gồm chữ số;

- Thứ hai, tên của giống cây trồng lâm nghiệp vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

- Thứ ba, tên của giống cây trồng lâm nghiệp trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;

- Thứ tư, tên của giống cây trồng lâm nghiệp trùng với tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng lâm nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;

- Thứ năm, tên của giống cây trồng lâm nghiệp dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;

- Thứ sáu, tên của giống cây trồng lâm nghiệp dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

- Thứ bảy, tên của giống cây trồng lâm nghiệp trùng với tên của giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ.

Như vậy, cá nhân, tổ chức xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp không được sử dụng tên dễ gây  nhầm lẫn về danh tính của tác giả. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp phải sử dụng đúng tên giống cây trồng lâm nghiệp trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

  1. Trình tự thủ tục
  1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định 27/2021/NĐ-CP, thì cá nhân, tổ chức xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, thành phần bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp (kèm theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2021/NĐ-CP);

(2) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) (kèm theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2021/NĐ-CP);

Lưu ý: Tùy thuộc vào mục đích xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, bạn còn phải nộp kèm theo hồ sơ nêu trên một trong các tài liệu sau:

- Trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế: Cá nhân, tổ chức nộp Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt;

- Trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm: Cá nhân, tổ chức nộp Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức.

  1. Quy trình đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính:

+ Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.

- Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền Cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức của Quý khách.

- Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp có hiệu lực không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép (theo quy định tại Khoản 6 Điều 25 Nghị định 27/2021/NĐ-CP).

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer