Ngày 17/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2024/NĐ-CP về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Theo đó, doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu muốn được cấp mã số tân trang cần thực hiện thủ tục xin cấp mã số tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA. Mã số tân trang là mã định danh do Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành, bảo dưỡng, xuất xứ của hàng hóa, quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định này.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
1. Tham khảo danh mục hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA
- Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông
- Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
- Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông Vận tải
- Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương
- Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động thương binh và Xã hội
- Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang (Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 66/2024/NĐ-CP) bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (01 bản sao kèm 01 bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản sao không phải là tiếng Việt, cả 2 bản được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị).
c) Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang, được lập cho từng mã hàng tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
d) Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA, được lập cho từng mã hàng tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
đ) Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, được lập cho từng mã hàng tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
e) Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu).
g) Tài liệu chứng minh các cơ sở tân trang thiết bị y tế đáp ứng Hướng dẫn thực hành sản xuất tân trang tốt (Good Remanufactured Practice - GRP) hoặc đáp ứng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn khác đối với cơ sở tân trang theo pháp luật của nước sở tại: Chỉ áp dụng với trường hợp tân trang thiết bị y tế.
3. Trình tự thực hiện cấp Mã số tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA (Căn cứ Điều 13 Nghị định 66/2024/NĐ-CP).
Bước 1: Doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu (sau đây gọi là doanh nghiệp đề nghị) gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang tại mục (2) nêu trên tới Bộ Công Thương.
Bước 2: Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và đưa ra kết quả.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) cho doanh nghiệp đề nghị để bổ sung, hoàn thiện.
- Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang chỉ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ và cấp Mã số tân trang cho doanh nghiệp đề nghị. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang không chỉ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thì thực hiện các bước như sau:
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương gửi hồ sơ tới bộ quản lý chuyên ngành để xin ý kiến thẩm định.
+ Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến thẩm định của Bộ Công Thương, bộ quản lý chuyên ngành thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời Bộ Công Thương về việc đồng ý hay không đồng ý cấp Mã số tân trang. Trường hợp không đồng ý cấp Mã số tân trang, bộ quản lý chuyên ngành nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương cấp Mã số tân trang hoặc có văn bản từ chối cấp Mã số, nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ cấp Mã số tân trang hoặc sau khi cấp Mã số tân trang trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hoặc phát hiện doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, Bộ Công Thương và bộ quản lý chuyên ngành có thể yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang.
Mã số tân trang chỉ có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com