Hình Sự

Tôi muốn hỏi việc cho em mình, em tôi phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, phải chịu án tù 12 năm nhưng đến nay mới đi được 6 năm. Giờ em tôi phát hiện bị suy thận giai đoạn 4, cần phải chạy thận và đang tìm kiếm nguồn ghép. Tôi tìm hiểu thì được biết nếu bị bệnh nặng thì sẽ được giảm án. Vậy trường hợp của em tôi có thể xin giảm án để em có cơ hội cứu chữa và sớm được về với gia đình không? Tôi xin cảm ơn luật sư rất nhiều.

Anh tôi trước đó bị đi tù 5 năm vì trộm cắp tài sản, vừa ra tù được 1 năm nhưng cũng chẳng biết tu dưỡng, vừa rồi còn đi đánh nhau với người ta may họ không bị thương nặng nên không báo công an. Tôi rất sợ anh tôi sẽ tiếp tục phạm tội, tôi nghe nói nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì sẽ bị xử nặng. Vậy trường hợp của anh tôi thì bao lâu được xóa án tích? Nếu chẳng may lại phạm tội khác hoặc tiếp tục trộm cắp thì khi kết tội sẽ bị tăng án như thế nào?

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là một trong những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia. Vậy pháp luật hình sự của Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?

Mẹ tôi làm công việc cho vay lấy lãi, mức 2000đ/1tr/ngày. Vừa rồi có người vay tiền, trả được 10 tháng rồi không trả tiếp còn đi tố cáo mẹ tôi nên mẹ tôi đã bị công an triệu tập và bị khởi tố tội cho vay nặng lãi. Tôi có hỏi thăm và được biết vì mẹ tôi thu lợi bất chính hơn 100 triệu đồng nên có thể không chỉ bị phạt tiền hay án treo mà có khả năng phải đi tù. Vậy tôi muốn hỏi họ xác định tiền thu lợi bất chính để kết án mẹ tôi dựa trên căn cứ nào? Tôi xin cảm ơn

Ngày 12/6/2024, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

Thông tư 10/2024/TT-BCA được ban hành ngày 15/3/2024, trong đó có quy định về đánh giá và phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá của CAND.

Xin chào Luật Sao Việt, tôi muốn được tư vấn về vấn đề như sau: Năm 1996 tôi bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án 5 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Năm 2001 tôi chấp hành xong án, trở về hòa nhập cộng đồng và hiện đang cư trú tại xã Hà Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Kể từ đó đến nay tôi chưa vi phạm pháp luật thêm một lần nào nữa. Hiện nay tôi cần xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì có được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Trước đây gần 10 năm, anh trai em có vướng vào một vụ tai nạn giao thông khiến 1 người mất mạng, bị truy tố tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ . Công an lúc đó đã lập biên bản và bên gia đình nạn nhân cũng đã viết đơn bãi nại, anh trai em cũng bồi thường cho nhà họ và lên công an huyện lấy lời khai. Sau đó anh em vượt biên sang Trung Quốc làm ăn, nay đã lấy vợ và sinh con bên đó.

Tôi có một thắc mắc mong được luật sư giải thích: Tôi thấy có nhiều trường hợp phạm tội ở Việt Nam trốn được ra nước ngoài nhưng vẫn bị truy nã và bắt về; vậy quy trình thực hiện bắt giữ trong các trường hợp này như thế nào? Tại sao có những trường hợp mặc dù biết rõ ở nước nào đó (như bị cáo của một số vụ án lớn gần đây) nhưng lại không thể bắt họ về nước chịu tội?

Thông thường, trong thời gian tạm giam, tạm giữ, người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer