Khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, một trong những việc làm mà người dân nghĩ đến đó chính là khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Tuy nhiên việc khởi kiện trên thực tế không đơn giản như vậy. Để có thể khởi kiện vụ án dân sự, cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật. Tham khảo bài viết sau đây của Luật Sao VIỆT để biết thêm các kiến thức về khởi kiện vụ án dân sư.
1. Đối tượng nào có quyền khởi kiện dân sự?
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyển khởi kiện vụ án dân sự khi nhận thấy quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm phạm (Theo quy đinh tại Điều 186 BLTTDS)
Tuy nhiên, chủ thể có quyền khởi kiện kiện cũng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 69 BLTTDS như sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi TTDS
- Dưới 18 tuổi hoặc chưa/ không có đầy đủ NLHVTTDS thì phải có người đại diện theo PL hoặc theo quyết định của Tòa án
2. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện của vụ án dân sự được xác định theo tính chất của từng vụ việc, đối tượng tranh chấp. Cụ thể theo quy định tại Điều 154, 155 BLDs và Điều 184 BLTTDS thì thời hiệu khởi kiện được xác định như sau:
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp một bên hoặc các bên yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu thì yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ vụ
- Không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
+ Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp có quy định khác.
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
+ Trường hợp khác do luật quy định.
- Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các
3. Tòa án nào có thẩm quyền xử lý?
Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của tòa án được chia làm 3 loại: thẩm quyền theo loại vụ việc ,thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Tham khảo thêm:
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở
- Thẩm quyền giải quyết vụ án của tòa án cấp tỉnh trong vụ án tranh chấp về thừa kế
4. Các trường hợp sẽ bị trả lại đơn khởi kiện
Những vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện trừ trường hợp vụ án mà Tòa đã bác đơn đối với yêu cầu ly hôn, thay đổi quyền nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, thay đổi mức bồi thường thiệt hại, thay đổi người quản lý tài sản/di sản; thay đổi người giám hộ; đòi tài sản; đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho ở nhờ, cho mượn.