Chúng ta vẫn thường nghe thuật ngữ “trường hợp bất khả kháng”, “sự kiện bất khả kháng” trong các văn bản luật hoặc liên quan. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường bắt gặp những trường hợp được miễn trách nhiệm dân sự khi có sự kiện bất khả kháng, nhưng cũng chính vì lí do này mà có nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức mượn làm “cái cớ” để trốn tránh trách nhiệm. Vậy thế nào là sự kiện bất khả kháng, hiểu như thế nào mới đúng?

Nguồn ảnh: Internet.

Theo quy định tại khoản 1 điều 156 bộ luật dân sự 2015 thì:

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Từ quy định của pháp luật, có thể hiểu, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng cần phải có đủ 3 yếu tố sau:

Một là, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan. Sự kiện xảy ra một cách khách quan ở đây có thể là thiên tai, dịch bệnh,…và sự kiện này nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên.

Hai là, không lường trước được. Nghĩa là sự việc xảy ra nằm ngoài phạm vi kiểm soát của cả hai bên, không bị chi phối bởi ý chí của ai, các bên đều không nghĩ nó sẽ xảy ra.

Ba là, không thể khắc phục được. Tức là hậu quả xảy ra không khắc phục được mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.

Như vậy, trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng xảy ra, sẽ không có yếu tố lỗi trong hành vi của người thực hiện hành vi và do đó sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer