Luật Đất đai năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng với việc lần đầu tiên ghi nhận quyền thuê trong hợp đồng thuê đất và quyền chuyển nhượng quyền thuê này như một quyền tài sản. Đây là điểm mới có ý nghĩa pháp lý sâu sắc, mở ra cơ hội khai thác đất đai hiệu quả hơn, đồng thời đặt ra yêu cầu hiểu đúng và thực hiện đúng các điều kiện pháp luật đi kèm.
Trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, điều kiện “đất không có tranh chấp” luôn là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, liệu điều kiện này có áp dụng trong mọi trường hợp, đặc biệt là với tài sản bị cưỡng chế thi hành án?
Luật đất đai năm 2024 đã bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho Trọng tài thương mại, nhưng chỉ giới hạn trong các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai. Điều này mở ra một cơ chế giải quyết linh hoạt, song cũng đặt ra những yêu cầu về thỏa thuận trọng tài hợp lệ và giới hạn phạm vi áp dụng so với phương thức giải quyết tranh chấp qua Tòa án và UBND cấp có thẩm quyền hiện nay.
Không phải đến khi có Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì cá nhân mới có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất mà trước đây tại những Bộ luật dân sự cũ như BLDS 2005 hay BLDS hiện hành năm 2015 cũng không có quy định cấm cá nhân nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất.
Theo quy định của Luật đất đai, việc chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác được thực hiện thông qua những hình thức, bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và góp vốn quyền sử dụng đất (khoản 12 Điều 3 Luật đất đai năm 2024). Trong đó, việc chuyển quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp được đặt ra những điều kiện riêng đặc thù, bên cạnh những quy định chung.
Tranh chấp về ranh giới đất đai là loại tranh chấp diễn ra rất phổ biến. Việc xác định chính xác ranh giới thửa đất không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất mà còn đảm bảo hiệu quả của trong công tác quản lý đất đai. Thông tư số 26/2024/TT-BTNMT, có hiệu lực từ ngày 15/01/2025, đã đưa ra những quy định mới về kỹ thuật đo đạc và lập bản đồ địa chính, trong đó có hướng dẫn cụ thể về việc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề.
Việc sử dụng kết hợp này nếu không thực hiện theo đúng ý nghĩa của luật quy định sẽ rất dễ thành hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Vậy, khi kết hợp kinh doanh, dịch vụ trên đất nông nghiệp theo Luật đất đai mới cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì?
Trên thực tế, trong quá trình cấp sổ đỏ, do nguyên nhân từ phía người sử dụng/ chủ sở hữu hoặc từ phía cơ quan nhà nước mà có thể xảy ra trường hợp sổ đỏ được cấp có sai sót thông tin. Vậy, khi phát hiện sổ đỏ được cấp có sai sót thì cần phải xử lý như thế nào. Trường hợp nào thực hiện đính chính và trường hợp nào sẽ bị thu hồi?
Công thức tính tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở được áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 103/2024/NĐ-CP
Xác định số lợi bất hợp pháp là một việc rất quan trọng để quyết định mức xử phạt hành chính đối với những vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Trước đây, phương thức xác định số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực đất đai được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay các quy định này đã được thay đổi bởi Nghị định 123/2024/NĐ-CP mới của Chính phủ được ban hành ngày 4/10/2024.