Tranh chấp về ranh giới đất đai là loại tranh chấp diễn ra rất phổ biến. Việc xác định chính xác ranh giới thửa đất không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất mà còn đảm bảo hiệu quả của trong công tác quản lý đất đai. Thông tư số 26/2024/TT-BTNMT, có hiệu lực từ ngày 15/01/2025, đã đưa ra những quy định mới về kỹ thuật đo đạc và lập bản đồ địa chính, trong đó có hướng dẫn cụ thể về việc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề.
1. Tầm quan trọng của việc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề
Hạn chế vi phạm hoặc xảy ra tranh chấp
Trong thực tế, việc xác định ranh giới thửa đất có vai trò quan trọng trong việc giúp người sử dụng đất xác định rõ phạm vi quyền sử dụng của mình, từ đó tránh tình trạng lấn chiếm hoặc bị lấn chiếm mà không biết. Đây cũng chính là nguyên nhân của đa số các tranh chấp liên quan đến ranh giới giữa các thửa đất liền kề.
Khoản 31, Điều 3 Luật đất đai năm 2024 quy định: “Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”.
Làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông tin về ranh giới thửa đất là một nội dung không thể thiếu trong bản đồ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, việc xác định đúng ranh giới thửa đất sẽ cung cấp dữ liệu chính xác cho cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Quy định về xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định:
“a) Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo đường phân chia phần đất giữa người sử dụng đất, người quản lý đất với nhau và được xác định theo quy định về ranh giới giữa các bất động sản của pháp luật dân sự”.
Trong đó, tại Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các căn cứ để xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề, bao gồm:
- Theo thỏa thuận
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ngoài ra, ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Như vậy, việc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề sẽ dựa theo sự thỏa thuận của các bên, quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tập quán, ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Cụ thể, việc xác định ranh giới thửa đất trên thực địa được quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này. Trong đó, việc xác định ranh giới thửa đất trên thực địa được thực hiện trước khi đo đạc chi tiết đối với một trong các hoạt động đo đạc lập mới, đo đạc lập lại, đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và trích đo bản đồ địa chính.
- Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng quản lý, sử dụng đất tại thực địa; do người sử dụng đất, người quản lý đất và người sử dụng đất liền kề, người quản lý đất liền kề cùng thỏa thuận để xác định. Đối với thửa đất đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc văn bản về việc chia, tách quyền sử dụng đất phù hợp quy định của pháp luật mà trên các giấy tờ đó thể hiện rõ tọa độ đỉnh thửa hoặc kích thước cạnh thửa hoặc khoảng cách giữa ranh giới thửa đất với các yếu tố địa lý, địa hình, địa vật xung quanh thì xác định thêm ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó.
Trừ trường hợp: Đất thuộc trường hợp được nhà nước giao quản lý có phạm vi chiếm đất dạng hình tuyến kéo dài như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất theo dạng hình tuyến khác; Hoặc đối với thửa đất liền kề là đất được nhà nước giao quản lý và đất thuộc dự án có sử dụng đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xác lập ranh giới, mốc giới theo dự án đó.
- Ranh giới thửa đất trên thực địa được ghi nhận thông qua mô tả sự liên hệ của thửa đất với khu vực xung quanh để nhận diện được trên thực địa, gồm người sử dụng đất liền kề, người quản lý đất liền kề; mối quan hệ tương quan với các đối tượng giao thông, thủy văn, địa hình, địa vật (công trình xây dựng, cây cổ thụ hay địa vật cố định khác, tồn tại lâu dài trên thực địa) và thông tin khác có liên quan đến ranh giới (nếu có).
Những thủ tục liên quan đến đất đai nói chung và thủ tục tách thửa nói riêng thường phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về kiến thức pháp luật đất đai một cách có hệ thống, khả năng làm việc và giao tiếp với cơ quan nhà nước. Do đó, nếu bạn đang vướng phải tranh chấp quyền về xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề mà không thể thỏa thuận được giữa các bên, hoặc gặp phải những vướng mắc về pháp luật đất đai khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý.
Luật Sao Việt - người bạn pháp lý đồng hành tin cậy, bao gồm đội ngũ luật sư, chuyên gia luôn tìm kiếm và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng liên quan đến việc xử lý các tranh chấp đất đai như:
- Cử Luật sư, Chuyên viên tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc/và Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ án về tranh chấp đất đai và các yêu cầu liên quan đến đất đai;
- Cử Luật sư, Chuyên viên ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật;
- Thực hiện tư vấn pháp luật;
- Giúp khách hàng soạn thảo các văn bản trong quá trình giải quyết vụ việc: đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn khiếu nại, đơn tố cáo…;
- Làm việc với các cá nhân, cơ quan, tổ chức để thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ cho việc giải quyết các vụ việc;
- Tham gia đàm phán, thương lượng, hòa giải để giải quyết vụ việc ở bất kỳ giai đoạn nào;
Với sứ mệnh “ Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật”, Luật Sao Việt đã và đang tạo được niềm tin lớn từ quý khách hàng, quý đối tác.
Liên hệ ngay để được Luật sư, Chuyên viên pháp lý hỗ trợ kịp thời:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com