1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung
Khái niệm:
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm. Được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt.
Phân loại:
Quá trình thực hiện tội phạm (lỗi cố ý) có ba giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị phạm tội
+ Giai đoạn phạm tội chưa đạt
+ Giai đoạn tội phạm đã hoàn thành.
Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp.
Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt.
Khái niệm, đặc điểm, Phạm vi, Mức độ TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm:
Nội dung |
Chuẩn bị phạm tội |
Phạm tội chưa đạt |
Tội phạm hoàn thành |
Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội |
Khái niệm |
Giai đoạn người phạm tội tiến hành tìm kiếm công cụ phạm tội; sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chuẩn bị những Điều kiện thuận lợi cho tội phạm quan sát địa điểm, Điều kiện liên quan xung quanh hoàn cảnh của nạn nhân. |
Giai đoạn mà người phạm tội có thực hiện hành vi phạm tội, nhưng không thực hiện được đến cùng do những cản trở khách quan. |
Giai đoạn hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm quy định trong luật. |
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. |
Đặc điểm |
– Thứ nhất, CBPT tồn tại dưới dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo Điều kiện cần thiết khác (nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm,..),.. – Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn CBPT là thời điểm trước lúc người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm (là những dấu hiệu chung cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật) hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan – Thứ ba, nguyên nhan không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài ý muốn (yếu tố giúp phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội) |
– Thứ nhất, người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm qua việc: |
Cần phân biệt Tội phạm hoàn thành cới Tội phạm kết thúc: |
– Nửa chừng: tức phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. – Tự ý, tức phải:
|
Phạm vi trách nhiệm hình sự |
Chỉ phải chịu TNHS đối với những tội quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS 2015 |
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (Điều 15) |
Mọi hành vi tội phạm hoàn thành về nguyên tắc đều phải chịu TNHS |
Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. (Điều 16) Lưu ý: chỉ là người phạm tội được miễn TNHS, tức vẫn bị coi là tội phạm. |
Mức độ trách nhiệm hình sự |
Hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các Điều luật cụ thể (Khoản 2 Điều 57) |
Nếu Điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà Điều luật quy định. (khoản 3 Điều 57) |
Áp dụng theo quy định tại từng Điều luật của tội phạm cụ thể |
|