Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc cùa cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Việc áp dụng hình phạt đối với từng hành vi phạm tội sẽ được cơ quan có thẩm quyền cân nhắc kĩ lưỡng trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

Ảnh minh họa: Internet

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), quy định về các trường hợp được chuyển hình phạt từ tử hình thành chung thân như sau:

Khi có căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. 

Theo đó, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Người đủ 75 tuổi trở lên;
- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Việc quy định chuyển hình phạt tử hình thành chung thân trong các trường hợp nói trên không chỉ xuất phát từ tinh thần nhân đạo của nhà nước mà đó còn là minh chứng sắc bén nhất thể hiện mục đích của hình phạt, hình phạt không phải là sự trả đũa đối với người phạm tội, bên cạnh tính răn đe, quy định về hình phạt còn hướng đến việc khuyến khích cá nhân, tổ chức chủ động khắc phục hậu quả, phối hợp với cơ quan chức năng trong điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm.

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer