Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của tội phạm cố ý là ba mức độ thực hiện tội phạm khác nhau có ba mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau theo hướng từ thấp đến cao. Tuy nhiên, nội dung bài này chúng tôi chỉ đề cập đến lý thuyết về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

  1. Căn cứ pháp luật
  • Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS (1999).

Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình s.

Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

  1. Nội dung
  • Chuẩn bị phạm tội: bao gồm các hành vi tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc hành vi khác tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, những hành vi đó chưa xâm hại trực tiếp đến quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp của tội định phạm nên so với phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành thì chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất. Trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn chuẩn bị phạm tội nhưng lại thấp hơn tội phạm hoàn thành là phạm tội chưa đạt. Đó là hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm, tuy chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm hoàn thành nhưng đã xâm hại trực tiếp đến khách thể hoặc trực tiếp đe doạ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đối với các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau có các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì cũng cần phải xác định cho các hành vi đó các mức độ TNHS khác nhau.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 chỉ được xét xử một người chuẩn bị phạm một tội nào đó khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà họ chuẩn bị thực hiện là tội phạm do cố ý và là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

  • Phạm tội chưa đạt: Tội phạm chưa đạt là trường hợp đã bắt đầu cố ý thực hiện tội phạm, nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người tội phạm. Khác với chuẩn bị phạm tội, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (bất kỳ tội phạm nào do cố ý). Tuy nhiên, cần chú ý là chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer