TIÊU CHÍ

DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

Giống nhau

- Đều xâm phạm đến quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em;

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khác nhau

 

 

 

Định nghĩa

Dâm ô đối với trẻ em được hiểu là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thoả mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.

Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, diễn ra giữa những người khác giới

Căn cứ pháp lý

Điều 146 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Điều 142 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động là trẻ em.

Hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em.

Hành vi hiếp dâm nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của nạn nhân là trẻ em làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ, nhưng chủ yếu là nam và nhất thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (có thể là nam nhưng cũng có thể là nữ). Thông thường, người phạm tội là nam, tuy nhiên phụ nữ cũng có thể là đồng phạm hiếp dâm với vai trò tổ chức, giúp sức hoặc xúi giục.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:

– Có hành vi kích dục đối với trẻ em như sờ, bóp, hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm về tình dục (như dương vật) cọ sát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của trẻ em.

– Có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát… vào những bộ phận kích thích tình dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc của người khác.

Cần lưu ý:

+ Các hành vi nêu trên đều chưa và không có mục đích giao cấu với trẻ em.

+ Trẻ em bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội.

 

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau đây:

+ Có hành vi dùng vũ lực. Được hiểu là dùng sức mạnh vật chất như trói, gây thương tích, vật ngã, xé quần áo, bóp cổ, khoá chân tay… nhằm đè bẹp sự kháng cự của trẻ em (người bị hại) để giao cấu với trẻ em đó.

+ Có hành vi đe doạ dùng vũ lực. Như đe doạ gây thương tích, đe doạ giết người thân của trẻ em, đe doạ trả thù, đốt nhà hoặc doạ sẽ giết trẻ em… nhằm uy hiếp tinh thần làm cho nạn nhân khiếp sợ, bị tê liệt ý chí phản kháng. Cũng có thể người phạm tội lợi dụng vào tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em để hiếp dâm (như người bị hại đang bị mê man, bất tỉnh, bị ngất xỉu vì bệnh lý, bị tật động kinh… xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm).

+ Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với trẻ em.

Cần lưu ý:

+Giao cấu trái với ý muốn người bị hại (là trẻ em) được hiểu là không có sự đồng ý cho giao cấu của trẻ em. Để xác định việc có hay không sự đồng ý cho giao cấu của trẻ em cần phải xem xét các yếu tố sau:

–  Bạo lực hoặc hành vi khác mà người phạm tội sử dụng để thực hiện hiếp dâm có đạt đến mức độ làm tê liệt ý chí phản kháng của trẻ em hay không?

–  Thái độ phản kháng của trẻ em trứớc, trong và sau khi bị hiếp dâm (như có biểu hiện chửi mắng, kêu khóc, gào thét, vật lộn, cấu xé, đánh lại…) được biểu hiện như thế nào?

–  Hiện trường người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm có yếu tố bình thường hay không?

+ Mọi trường hợp giao cấu vôi trẻ em dưới mười ba tuổi (có dùng vũ lực, thủ đoạn khác hay không, trái ý muốn hay được sự đồng ý của trẻ em) đều là phạm tội hiếp dâm trẻ em.

+ Trong trường hợp người phạm tội do không thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mà phải từ bỏ việc phạm tội như bị trẻ em chông trả quyêt liệt, có nguy cơ bị phát hiện…, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt).

+ Trong trường hợp người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội hiếp dâm, thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi thực tế đã gây ra (như làm nhục người khác, cố ý gây thương tích…)

+ Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu việc giao cấu mà có sự thoả thuận của trẻ em đó thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em.

+ Người phạm tội có thể biết hoặc không biết ngươi bị hại là trẻ em

 

Mức xử phạt

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896

E-mail: saovietlaw@vnn.vn

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer