1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung
Các yếu tố cấu thành tội phạm
– Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
+ Về hành vi.
Có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan trách nhiệm.
Tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hoá nêu trên mà người phạm tội chiếm hữu, có được là do bị người khác giao nhầm, do chính người phạm tội tìm được, bắt được (như đi đánh cá vớt được cổ vật…)
+ Về giá trị tài sản.
Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ mười triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hoá thì luật không quy định giá trị để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị tinh thần hết sức quý giá không thể định giá cụ thể như những loại tài sản thông thường.
– Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Chủ thể
Chủ thể của tội này là ngưòi có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt
Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
+ Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
+ Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cô vật, vật có giá trị lịch sử – văn hoá có giá trị đặc biệt.