Hình ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet

 

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015

2. Nội dung

Các yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của tội này có dấu hiệu sau:

– Về hành vi: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Được hiểu là việc chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi đó được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác.

Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt này thường là do người phạm tội biết người bị hại không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu, người bị hại là trẻ em…).

Mặt khác, việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường (không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản) người phạm tội rời khỏi nơi thực hiện tội phạm. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

– Dấu hiệu khác:

+ Về giá trị tài sản: Giá trị chiếm đoạt tài sản phải từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiêm đoạt (như trộm cắp, lừa đảo tài sản…) hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt (như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản…) chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự vê tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Về hình phạt:

Mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Hành hung để tẩu thoát (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

– Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản)

– Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc phải chịu hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer