Đăng ký hộ tịch trái pháp luật là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm không đúng các quy định về đăng ký, cấp hộ tịch.

Hộ tịch được hiểu là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh cho đến khi người đó chết bao gồm: khai sinh, kết hôn, nhập khẩu, nhận nuôi con nuôi. Đay là tội phạm mới được quy định ở BLHS 2015.

  1. Căn cứ pháp lý

Điều 336 BLHS 2015 sd,bs 2017

  1.  Cấu thành tội phạm

Khách thể của tội phạm:  Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội danh này thì xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính được pháp luật hình sự bảo vệ.

Khách quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định cấp, đăng ký hộ tịch nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về cấp, đăng ký hộ tịch cho công dân.

  • Thực hiện việc đăng ký hộ tịch trái pháp luật:

     Người có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch như ghi các thông tin, kiểm tra các thông tin và thực hiện đăng nhập dữ liệu mà sai với thông tin đã được cung cấp.

  • Cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật:

     Việc cấp giấy tờ về hộ tịch bao gồm thực hiện việc trích lục giấy khai sinh không đúng với quy định của pháp luật, cấp các giấy tờ khác mà …

Nếu là vi phạm lần đầu và với lỗi vô ý do cẩu thả thì có thể chỉ bị xử lý kỷ luật về hành vi này. Để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này thì người đó trước đây cũng đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Nếu là vi phạm lần đầu và với lỗi vô ý do cẩu thả thì có thể chỉ bị xử lý kỷ luật về hành vi này.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội đăng ký hộ tích trái pháp luật là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có nhiệm vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc cấp, đăng ký hộ tịch.

Thứ nhất, Chủ thể của tội danh này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

Thứ hai, phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

     Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này là từ đủ 16 tuổi trở lên. Đối với tội danh này, thì chủ thể là người có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện đăng ký, cấp giấy tờ liên quan đến hộ tịch nhưng đã thực hiện hành vi đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch trái pháp luật.

Chủ quan của tội phạm:  Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Do đó, các hành vi là biểu hiện của lỗi cố ý, dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Và có thể có lỗi vô ý vì quá cẩu thả trong việc xem xét các thông tin trong quá trình đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch.

Hình phạt:

Khung 1: (khoản 1): Quy định hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội quy định .

Khung 2: (khoản 2): Quy định hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội: Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật cho 01 người trở lên, giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng ký trái pháp luật được sự dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer