1. Căn cứ pháp lý

Điều 388 BLHS 2015 sd,bs 2017

  1.  Cấu thành tội phạm

Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm vào sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Khách quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện các hành vi sau:

  • Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ như đánh nhau, kích động tụ tập đông người, không chấp hành mệnh lệnh phân công lao động của quản giáo.
  • Đưa vào, tàng trữ, sự dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân trong cơ sở giam giữ trái quy định, như điện thoại di động, máy thu phát ghi âm, ghi hình…

Việc thực hiện một trong các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các điều kiện, đó là: đã bị xử lý kỷ luật, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này, đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là có trách nhiệm phải chấp hành các quy định về giam, giữ như người đang bị giam giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc cán bộ, nhân viên trong các cơ sở giam, giữ

Chủ quan của tội phạm:  Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Hình phạt

Khung 1: (khoản 1): Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

Khung 2: (khoản 2): Tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến

- Có tổ chức

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

- Tái phạm nguy hiểm.

+ Hình phạt bổ sung ( khoản 3 ): Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 03 năm.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer