1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung
Căn cứ tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về vô ý phạm tội, như sau:
“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”
Như vậy, theo quy định trên quy định hai hình thức lỗi vô ý phạm tội, theo khoa học luật hình sự Việt Nam gọi là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
Về lỗi vô ý do quá tự tin
Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của người truy thấy trước hành vi của mình có thể Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (Khoản 1 Điều 10 BLHS 2015).
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 11 có thể đưa ra các dấu hiệu của lỗi vô ý do quá tự tin như sau:
Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi có thể gây ra.
Về dấu hiệu này sự thấy trước của hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở lỗi vô ý vì quá tự tin thực chất là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không xảy ra và kết quả người phạm tội đã bị tự loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Đối với người phạm tội khả năng hậu quả xảy ra và khả năng hậu quả hậu quả sẽ không xảy ra đều là khả năng thực tế và người phạm tội đã tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Sự không mong muốn này thực hiện ở chỗ dựa vào những căn cứ nhất định như: tin sự vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, hoặc tin vào tình tiết khách quan bên ngoài khác.
Về lỗi vô ý do cẩu thả
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.(Khoản 2 Điều 11 BLHS 2015).
Từ quy định nêu trên thì lỗi vô ý do cẩu thả có các dấu hiệu sau:
Dấu hiệu thứ nhất: không thấy trước được hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi mình đã gây ra và thể hiện các hành vi như: hoàn toàn không nhận thức được mặt hành vi của mình và theo đó không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
+ Chủ thể tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm của hành vi đó.
Dấu hiệu thứ hai:Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là do cẩu thả, do thiếu sự thận trọng khi xử sự.
Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng gửi mail về cho chúng tôi theo địa chỉ: congtyluatsaoviet@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 6243.
Trân trọng./