1. Thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế. Theo quy định của pháp luật tại khoản 1, điều 633 BLDS quy định: “ thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định tại khoản 2, điều 81, BLDS.

Việc xác định thời điểm mở thừa kế là rất quan trọng. Kể từ thời điểm đó xác định được chính sác tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điêm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì tùy từng trường hợp tòa án xác định ngày chết của người đó, nếu không xác định được ngày chết thì ngày mà quyết định của tòa án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết…

Đặc biệt lần đầu tiên pháp luật nước ta quy định thời điểm có hiệu lực đối với di chúc chung của vợ và chồng. Nếu 2 vợ chồng cùng lập di chuc chung khi cả 2 vợ chồng cùng đã chết thì mới được chia di sản thừa kế đó.Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người còn sống nhằm đảm bảo cho họ sử dụng tài sản chung.

“Quyền hưởng di sản”“Thực hiện quyền hưởng di sản” được diễn ra ở hai thời điểm khác nhau. Nếu “quyền hưởng di sản”“thực hiện quyền hưởng di sản” diễn ra cùng một thời điểm (thời điểm mở thừa kế) chỉ đúng trong một phạm vi rất hẹp. Đó là, di sản “đang nằm trong tay”, “đang nằm trong sự chiếm hữu một cách hợp pháp của người hưởng di sản” (người có quyền hưởng thừa kế) và loại tài sản này không bị phân chia và không phải đăng ký quyền sở hữu. Chẳng hạn, người hưởng thừa kế đang giữ một khoản tiền, một số đồ trang sức hoặc một số đồ dùng khác… mà các tài sản này là “phần” mà chính họ được hưởng thừa kế.

 Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người hưởng thừa kế có quyền hưởng di sản (quyền thừa kế), thời điểm này những người thừa kế chưa có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế. Mặc dù về nguyên tắc, người có quyền hưởng di sản có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc nào, kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng việc chia thừa kế không thể diễn ra ngay sau khi người có tài sản chết.

Những tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế được xác định là di sản thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định chính xác khối di sản mà người chết để lại, đảm bảo đúng phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời xác định được ai là người thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu di sản gây thiệt hại. Chẳng hạn như nhà bị đổ, cây bị gãy… và nếu dùng tài sản để bồi thường, thì lấy tài sản đó từ đâu? Từ một người thừa kế hay của tất cả những người thừa kế? Lấy từ khối di sản hay từ tài sản thuộc sở hữu riêng của người thừa kế. Cũng từ đó để xác định 2/3 của một suất thừa kế theo luật thì lấy tổng di sản từ thời điểm mở thừa kế trở về trước hay tính cả những tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế để xác định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phần của từng người thừa kế, kể cả người được di tặng và cả những người được hưởng “kỷ phần bắt buộc” theo Điều 669 Bộ luật dân sự

2. Địa điểm mở thừa kế

Khoản 2, Điều 633, BLDS quy định: “ địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người chết để lại di sản;nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản”

Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính( cấp xã phường)

Bộ luật dân sự quy định địa điểm mở thừa kế vì nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm kê ngay tài sản của người đã chết, xác định những ai là người thừa kế theo di chúc, theo luật, người từ chối nhận di sản…Ngoài ra nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo cho cơ quan công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã phường thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Hơn nữa trong trường hợp có tranh chấp thì tòa án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết.

Trong thực tế một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau do đó BLDS quy định địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.

3. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

Đối với những người thừa kế

Theo quy định tại điều 645 BLDS việc khởi kiện của những người có quyền thừa kế chỉ thực hiện được trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế để yêu cầu tòa án xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

Đối với các chủ nợ của người để lại di sản

Những chủ nợ của người để lại di sản có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại điều 637 BLDS thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer