Anh Tâm (Hà Nôi): “Tôi có cho anh B vay một khoản tiền 70 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi và anh B không lập hợp đồng hay giấy tờ gì mà chỉ có đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa tôi vs anh B trên điện thoại. Cho tôi hỏi đoạn ghi âm này có được coi là chứng cứ để tôi đòi lại tiền từ anh B không? Tôi cảm ơn”
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Căn cứ khoản 1 Điều 94 BLTTDS 2015 thì băng ghi âm được coi là một nguồn chứng cứ (tài liệu nghe được).
Tại khoản 2 Điều 95 bộ luật này cũng quy định: “Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”
Tại Điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04-2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quy định cụ thể hơn: “Để được coi là chứng cứ thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau: Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ”
Như vậy, nếu bạn chỉ có đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa hai bên mà không xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ của đoạn ghi âm đó thì không được coi là chứng cứ mà chỉ được coi là tài liệu tham khảo đế giải quyết vụ án.
Do đó, khi giao đoạn băng ghi âm cho Tòa án bạn cần xuất trình văn bản trình bày về sự việc liên quan đến đoạn băng bạn đã ghi âm thì mới được coi là chứng cứ. Trình bày về sự việc liên quan có thể bao gồm các thông tin như thời gian ghi âm, địa điểm ghi âm, độ dài đoạn ghi âm, nội dung cuộc ghi âm….
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com