Trên thực tế, rất nhiều trường hợp vì lo sợ bị xử phạt nên không ít tài xế đã bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe. Vậy khi đó cảnh sát giao thông có được đuổi theo người vi phạm không? Trường hợp CSGT đuổi theo người vi phạm dẫn đến tai nạn thì bị xử lý thế nào?

Trả lời:

Hiện nay, không có bất cứ một quy định nào cấm CSGT đuổi theo người vi phạm giao thông bỏ chạy.

Đồng thời theo quy định tại Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư 32/2023/TT-BCA thì Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc:

+ Tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

+ Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;

+ Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Lưu ý: Từ ngày 15/9/2023, Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong 4 trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông;

b) Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

Đặc biệt, theo khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”

Từ những phân tích nêu trên có thể thấy, CSGT hoàn toàn có quyền đuổi theo người vi phạm giao thông khi họ bỏ chạy, vì trên thực tế, có rất nhiều trường hợp vi phạm, CSGT cần phải ngăn chặn và xử lý ngay khi phát hiện vi phạm giao thông để không gây ảnh hưởng, hậu quả xấu cho xã hội. Nếu như trong quá trình truy đuổi mà người vi phạm không may xảy ra tai nạn, thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ việc xảy ra tai nạn là do lỗi của ai, vô ý hay cố ý, mức độ hậu quả. Trên cơ sở đó sẽ quy kết trách nhiệm pháp lý phù hợp đối với cảnh sát giao thông. Bạn đọc xem chi tiết tại Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe nhưng bỏ chạy gây tai nạn thì bị xử lý thế nào?

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer