Anh Hùng (Quảng Ninh): “Hiện tôi đang là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Thời gian gần đây dịch Covid - 19 đang có dấu hiệu bùng phát lại ở một vài tỉnh thành trong nước. Tôi muốn hỏi nếu doanh nghiệp lại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì có thể chậm trả lương cho người lao động có được không và nếu được thì thời gian chậm tối đa là bao lâu?” 

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Vov2.vov.vn

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về nguyên tắc trả lương: “Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng”.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì lý do bất khả kháng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Do địch họa, dịch bệnh;

+ Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, dịch bệnh Covid – 19 theo quy định của pháp luật thuộc trường hợp bất khả kháng. Do vậy, nếu doanh nghiệp của bạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này và đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì bạn có thể chậm trả lương cho người lao động và thời hạn chậm là không quá 01 tháng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm quy định của pháp luật về tiền trả thêm cho người lao động do trả lương chậm theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

+ Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

+ Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Ví dụ:

- Tiền lương một tháng của người lao động là 30 triệu VNĐ và được nhận lương vào ngày 30 hàng tháng.

- Lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương là 0,3%/tháng.

Đến ngày 18 tháng sau người lao động mới nhận được lương thì số tiền bạn phải trả thêm cho người lao động sẽ là:

Số tiền trả thêm =  Số tiền trả chậm * Lãi suất = 1 000 000 * 18 * 0.3% = 54 000 VNĐ.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer