Tôi đang chuẩn bị hồ sơ để đi du học tại Mỹ. Năm ngoái tôi đã thi được bằng Toeic nên muốn tự dịch giấy tờ của mình sang tiếng Anh để giảm bớt chi phí dịch thuật. Xin hỏi trường hợp của tôi có thể tự dịch giấy tờ của mình sang tiếng nước ngoài và yêu cầu chứng thực chữ ký của mình trên bản dịch đó không, cần phải đáp ứng điều kiện gì?

Trả lời:

Chảo bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Điều 27, Điều 31 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch:

- Điều 16, 17 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định về việc chứng thực chữ ký người dịch không phải cộng tác viên tư pháp

Kết luận:  Cá nhân có thể tự dịch giấy tờ của mình sang tiếng nước ngoài để phục vụ cho việc học tập, xuất khẩu lao động và các mục đích khác.

Phòng Tư pháp chỉ chứng thực chữ ký người dịch không phải là cộng tác viên của Phòng Tư pháp khi người đó tự dịch giấy tờ, văn bản của mình.Trường hợp dịch giấy tờ, văn bản cho người khác, kể cả người thân thích trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc dịch có thù lao theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức thì phải do người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp thực hiện.

Đồng thời đối với cá nhân không phải là cộng tác viên dịch thuật, thì có thể tự dịch giấy tờ và yêu cầu chứng thực chữ ký nhưng phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

b) Có năng lực ngoại ngữ phù hợp

Trường hợp 1: - Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch

- Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch

- Trường hợp có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch thì người dịch cần xuất trình thêm bảng điểm hoặc giấy tờ để chứng minh ngôn ngữ học của mình.

Trường hợp 2: Không có bằng ngoại ngữ:

Người dịch ngôn ngữ không phổ biến và cũng không có bằng cử nhân ngoại ngữ, tốt nghiệp đại học theo quy định thì khi yêu cầu chứng thực chữ ký, phải nộp bản cam kết về việc thông thạo loại ngôn ngữ đó và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. Ngôn ngữ không phổ biến là ngôn ngữ ít được thể hiện trên giấy tờ, văn bản sử dụng tại Việt Nam và ít người có thể dịch được ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Mông Cổ, tiếng Ấn Độ...)

c) Xuất trình các giấy tờ khi yêu cầu chứng thực chữ ký:

 Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

+ Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của bằng ngoại ngữ, bằng đại học, bảng điểm, chứng chỉ, giấy tờ khác để chứng minh ; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;

+ Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.

Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp thực hiện tại bộ phận một cửa.

Như vậy bạn có thể tự dịch giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ đi Mỹ và yêu cầu chứng thực chữ ký tại Phòng tư pháp huyện kèm theo các giấy tờ nêu trên.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer