Câu hỏi:
Nhà em mở một quán phở Nam Định tầm tháng 12/2015 và có đăng ký hộ kinh doanh cá thể, em được biết kinh doanh nhà hàng là phải có giấy phép gì đó nhưng thủ tục rắc rối quá nên tới giờ nhà em vẫn đang kinh doanh mà không có giấy phép này. Cho em hỏi là nếu cứ kinh doanh như thế này liệu nhà em có bị phạt gì không? mức phạt như thế nào?
Trả lời :
Với câu hỏi của bạn, công ty Luật Sao Việt có trả lời như sau :
1. Kinh doanh nhà hàng có cần phải xin giấy phép kinh doanh gì?
Hộ gia đình bạn kinh doanh quán phở Nam Định thuộc trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập tại một địa điểm thì theo quy định tại Điều 12 Nghi định 38/2012 NĐ – CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm thì cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, bán hàng rong, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ hay kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không có yêu cầu về điều kiện bảo quản theo như quy định
2. Không xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm c khoản 1 điều 24 nghị định 178/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP thì Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
Theo quy định này nếu gia đình bạn kinh doanh quán Phở mà chưa xin được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 đến 5 triệu đồng.
Tuy nhiên nếu xác định sẽ kinh doanh lâu dài Hộ gia đình bạn nên làm thủ tục xin được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục tiến hành như sau:
3. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hộ kinh doanh nộp hồ sơ Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP về Cục an toàn thực phẩm.
Bước 2: trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cục An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, thì phải có văn bản cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Đổi với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc Cục an toàn thực phẩm sẽ có quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa.
Với cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Bước 4: Trả giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở
4. Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (theo mẫu)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Bản thuyết minh thiết bị, cơ sở vật chất và dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP (có xác nhận), bao gồm:
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm, sơ đồ quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ.
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng tại cơ sở và khu vực xung quanh;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh trực tiếp thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành:
+ Đối với cơ sở nhở hơn 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách (có xác nhận của cơ sở) đã được tập huấn.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Là một công ty tư vấn pháp lý doanh nghiệp hàng đầu, qua nhiều năm hoạt đông đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng, Công ty Luật Sao Việt cam kết tận tình hướng dẫn cùng quý khách hàng Đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ trong thời gian nhanh nhất, thủ tục chính xác, cách thức phục vụ chuyên nghiệp nhất.
Chúng tôi tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí thông qua các kênh sau:
- TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ: 19006243
- CHIA SẺ KIẾN THỨC VÀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI GROUP: CAFÉ LUẬT