Câu hỏi :

Tôi đang kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Tôi muốn được biết theo quy định hiện nay, hộ kinh doanh được quyền xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hay không? Tôi có thể nhờ một đơn vị khác đứng ra thực hiện giúp thủ tục xuất khẩu hàng hóa được không ?

Trả lời:

* Hộ kinh doanh được quyền xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Điểm b  Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2014/TT-BCT của Bộ công thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 187/2013/ NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hành hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa nước ngoài (Thông tư số 04/2014/TT-BCT) quy định:

Theo quy định trên có thể thấy, hộ kinh doanh có đăng kí kinh doanh được xuất khẩu hàng hóa  không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

>> xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ vào quy định trên, hộ kinh doanh có thể thực hiện xuất khẩu hàng hóa đối với những mặt hàng pháp luật không cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trừ một số mặt hàng có quy định thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu riêng như ô tô, thuốc là điếu, xì gà……theo quy định tại Điều 9 – Nghị định số 187/2013/NĐ-CP  ngày 20/11/2013 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (Nghị định số 187/2013/NĐ-CP). Thủ tục thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp cục hải quan của tỉnh/thành phố nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh.

  Vấn đề ủy thác cho một đơn vị khác đứng ra thực hiện hoạt động xuất khẩu

Đối với trường hợp phía hộ kinh doanh không có kinh nghiệm hoặc không có thời gian thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, hộ kinh doanh có thể liên hệ với một đơn vị trong nước kinh doanh ngành nghề xuất khẩu để ủy thác cho họ thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 16 – Nghị định 187/2013/NĐ-CP cho phép Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Như vậy, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh được xem là thương nhân.

Có thể thấy, hoạt động ủy thác là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác nhân danh chính mình thực để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Trong hoạt động ủy thác, hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu bên ủy thác; còn khi thực hiện thủ tục xuất khẩu, bên nhận ủy thác nhân danh chính mình thực hiện các thủ tục này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu phải được lập thành hợp đồng, trong đó bạn nên quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mình, nếu như một trong hai bên vi phạm các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ phải chịu các chế tài như thế nào để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình liên quan đến hàng hóa nhờ bên khác.

Trường hợp nếu bạn không phải là thương nhân sẽ không được quyền xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên bạn vẫn có thể ủy thác cho một thương nhân khác chuyên về xuất khẩu hàng hóa thực hiện các thủ tục xuất khẩu hàng hóa giúp cho bạn – theo quy định tại Điều 19 – Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Mọi vướng mắc xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo tổng đài 1900 6243 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng./.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer