Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH Sao Việt: Tôi có lô hàng thép nguyên khối, xuất khẩu sang Lào. Tuy nhiên, do hàng chưa đạt yêu cầu nên đối tác trả lại hàng. Để tối giản chi phí, tôi đang có dự định tái xuất cho đối tác khác. Vậy trong trường hợp này, tôi có thể tái xuất cho đối tác khác không? Và tôi có phải nộp thuế không? Mong giải đáp thắc mắc của tôi.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã liên hệ và đặt câu hỏi cho chúng tôi, đối với thắc mắc của bạn, Công ty Luật TNHH Sao Việt xin được giải đáp, cụ thể như sau:

1. Khái niệm

Hàng hoá là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường và có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm cá các loại động sản và bất động sản.

là những sản phẩm hữu hình và được sử dụng để kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng.

Tái xuất là quá trình sau của tạm nhập. Bản chất của tái xuất là hàng hoá được xuất khẩu hai lần, nghĩa là hàng hoá này được xuất khẩu từ nước đầu tiên sau đó nhập khẩu vào nước thứ hai và tiếp tục lại xuất khẩu sang nước thứ ba.

2. Doanh nghiệp thực hiện tái xuất đối với hàng hóa bị đối tác trả lại

Để thực hiện tái xuất đối với hàng hóa đã xuất khẩu, trước tiên Quý khách cần thực hiện thủ tục tái nhập lô hàng đó, sau đó mới tiến hàng tái xuất lô hàng cho đối tác nước ngoài khác.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu như sau:

“1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

2. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp”.

Theo đó, trong trường hợp hàng hóa của Quý khách đã xuất khẩu nhưng bị đối tác trả lại thì có thể tái nhập hàng hóa bị trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác, hồ sơ hải quan trong trường hợp này bao gồm các giấy tờ, tài liệu dưới đây:

- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (nộp 01 bản chụp);

- Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng (nộp 01 bản chụp).

3. Thuế đối với hàng hóa tái xuất

Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc khi tham gia kinh doanh đối với mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Tái xuất hàng hóa là một trong những hình thức kinh doanh khá đặc thù ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc doanh nghiệp thực hiện tái xuất hàng hóa sẽ được miễn thuế trong thời hạn nhất định, cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hàng hoá tái xuất trong thời hạn nhất định, theo đó:

- Hàng hóa tái xuất trong thời hạn nhất định được miễn thuế bao gồm:

+ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

+ Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

+ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

+ Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một Khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

- Hàng hóa tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế vẫn phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác. Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.

- Phương tiện quay vòng theo phương thức tái xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, bao gồm: Container rỗng có hoặc không có móc treo, bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng, các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu.

Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT, theo đó:

- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

- Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Như vậy, đối với hàng hóa tạm xuất cũng thuộc trường hợp được miễn thuế GTGT. Theo đó, thành phần hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT Quý khách thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer