Tham nhũng là một trong những quốc nạn hàng đầu ở Việt Nam, không chỉ tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước. Chính vì vậy, nhà nước khuyến khích người dân, khi phát hiện hành vi tham nhũng nói riêng và các tội phạm nói chung, có thể ngay lập tức tố cáo ra cơ quan công an gần nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít những trường hợp dù biết rõ hành vi tham nhũng, hành vi phạm tội, nhưng người tố cáo không dám thực hiện quyền tố cáo của mình. Điều này xuất phát từ tâm lý lo sợ bản thân, gia đình sẽ bị trả thù. Vì vậy cần thiết phải có một chế định về việc bảo vệ người tố cáo, đặc biệt là tố cáo tham nhũng.

Dưới đây là một số điều cần biết về bảo vệ người tố cáo tham nhũng

Căn cứ pháp lý: Luật Tố cáo 2018

Thông tư 145/2020/TT-BCA

1. Những người được bảo vệ gồm:

+ Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí;

+ Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí

Lưu ý: Người được bảo vệ không bao gồm người đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài

2. Phạm vi, nội dung bảo vệ gồm:

+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

+ Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ, thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

3. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ:

Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người thuộc đối tượng được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

4. Các biện pháp bảo vệ:

Tùy theo tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo. Cụ thể như sau:

+ Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

+ Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.

+ Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

+ Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer