Hiện nay, tôi biết có nhiều bạn trẻ để kiếm tiền chi tiêu đã bán tinh trùng hoặc trứng của bản thân cho những cặp vợ chồng hiếm muộn với giá cao để làm thụ tinh ống nghiệm. Vậy, hành vi mua bán tinh trùng có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì sẽ bị xử lí như thế nào? Mong được luật sư giải đáp giùm.
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi giải đáp như sau:
Mong muốn gia đình có tiếng cười con trẻ luôn là mơ ước của các ông bố bà mẹ, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp kém may mắn khi một trong hai vợ hoặc chồng không thể có khả năng sinh con, duy trì nòi giống. Trong những trường hợp như vậy, các quy định về mang thai hộ và hiến tặng tinh trùng được coi là những hành vi mang tính nhân đạo sâu sắc. Tuy nhiên, một thực tế xảy ra là có nhiều người lợi dụng việc này để môi giới, mua bán tinh trùng, trục lợi cho bản thân. Đây là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cụ thể, theo quy định tại các khoản 2 và 3 của Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác phải vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, không nhằm mục việc người nào đó thực hiện việc mua bán tinh trùng, noãn, phôi nhằm mục đích thương mại và sinh lời đều trái với quy định tại Luật này.
Việc mua bán tinh trùng hiện nay, tuy không bị xem xét các chế tài để xử lý hình sự nhưng hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 33 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:
“Điều 33. Vi phạm quy định về sinh con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật”.
Trong trường hợp cá nhân biết mình đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội, mà vẫn cố tình bán tình trùng theo các cách khác nhau thì sẽ phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (điều 240 Bộ luật hình sự) hoặc bị liệt kê vào các hành vi cấm tại điều 7 Luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục có gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com