Trước đây Đức chỉ cho phép công dân mang một quốc tịch nên khi con tôi sang Đức làm việc đã phải xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đức. Hiện nay Đức cho phép song tịch nên con tôi muốn trở lại quốc tịch Việt Nam để có đồng thời 2 quốc tịch Đức và Việt Nam thì có được không? Liệu tôi có phải thôi quốc tịch Đức nếu muốn trở lại quốc tịch Việt Nam không?
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
1, Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
Theo quy định tại Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, người Việt đi nước ngoài sinh sống và làm việc mà đã xin thôi quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong 6 trường hợp sau đây:
- Xin hồi hương về Việt Nam;
- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2, Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài
Theo khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam:
“ 5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Như vậy, Trong số các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam thì chỉ có 3 trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài gồm:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai thuộc 3 trường hợp nêu trên cũng đều đương nhiên được giữ quốc tịch nước ngoài mà phải trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP sau đây:
+ Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với những trường hợp khác, khi trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải xin thôi quốc tịch nước ngoài.
Kết luận: Với trường hợp của bạn đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đức, nay bạn muốn trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch Đức thì bạn phải thuộc một trong 3 trường hợp gồm:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện trình chủ tịch nước xem xét cho giữ quốc tịch Đức khi trở lại quốc tịch Việt Nam.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com