Trong thực tế hiện nay, không ít những vụ việc nhân viên ngân hàng tự ý tiết lộ thông tin của khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác. Hành vi này gây nên nhiều phiền toái cho chủ tài khoản ngân hàng, thậm chí là cả thiệt hại. Vậy, trong những trường hợp này, nhân viên ngân hàng sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện hành?
1. Trách nhiệm và nguyên tắc bảo mật thông tin của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ Điều 13 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024, việc bảo mật thông tin của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau:
“Điều 13. Bảo mật thông tin
1. Người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.”
Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP đã quy định về nguyên tắc giữ bí mật thông tin khách hàng. Trong đó nêu rõ, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giữ bí mật thông tin khách hàng là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là trách nhiệm của chính các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cả người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. Việc cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
2. Thông tin khách hàng cần bảo mật bao gồm những gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP, những thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những nội dung sau:
- Thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép, bao gồm thông tin định danh khách hàng.
- Thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.
3. Hình thức xử lý đối với nhân viên ngân hàng tiết lộ thông tin khách hàng trái pháp luật
3.1 Xử lý trong nội bộ
Theo Điều 5 Nghị định 117/2018/NĐ-CP, việc giữ bí mật thông tin khách hàng phải được cụ thể hóa trong quy định nội bộ của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó:
“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định của pháp luật, Nghị định này để ban hành quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin khách hàng và tổ chức thực hiện thống nhất trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Như vậy, trước tiên nhân viên ngân hàng trong trường hợp này sẽ phải chịu xử lý kỷ luật nội bộ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mà mình làm việc. Hình thức kỷ luật sẽ phụ thuộc vào quy định, quy chế nội bộ của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác nhau sẽ khác nhau.
3.2 Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ tại điểm d khoản 4 Điều 47 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 1 Nghị định số 143/2021/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin thì hành vi của cá nhân nhân viên ngân hàng “Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.” sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 triệu đồng.
3.3 Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tại Điều 291 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định “Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”. Theo đó:
Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào, bạn đọc vui lòng liên hệ các Luật sư, Chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:
Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com