Hợp đồng gia công là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên nhận gia công sẽ thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công còn bên đặt gia công sẽ trả tiền công và nhận sản phẩm. Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, việc đặt gia công hàng hóa thông qua hợp đồng gia công được thực hiện rất phổ biến. Vậy khi giao kết hợp đồng gia công, các bên cần chú ý điều gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây của Luật Sao Việt:

1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

* Nghĩa vụ của bên đặt gia công:

Nghĩa vụ của bên đặt gia công được quy định cụ thể tại Điều 544 BLDS, bao gồm những nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

- Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

- Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

*Quyền lợi của bên đặt gia công:

- Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

- Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Các quyền chính đáng mà bên đặt gia công được hưởng quy định rõ ràng tại Điều 545 BLDS như sau:

2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

* Nghĩa vụ của bên nhận gia công

Các nghĩa vụ mà bên nhận gia công được quy định cụ thể hóa tại Điều 546 BLDS 2015 như sau:

- Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

- Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

- Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

- Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

- Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

* Quyền của bên nhận gia công

Quyền lợi bên nhận gia công được hưởng theo quy định tại Điều 547 BLDS bao gồm:

- Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

- Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.

- Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận

3. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công

Theo quy định tại Điều 551 Bộ luật dân sự, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công được coi là hợp pháp trong các trường hợp sau:

- Trường hợp nhận thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo biết cho bên kia trước một thời gian hợp lý;

- Trường hợp bên đơn phương chấm dứt hợp đồng là bên đặt gia công thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công

- Thời điểm trước khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-  Trong thời gian bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm,  kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công thì bên đặt gia công sẽ phải chịu rủi ro có thể xảy ra trong thời gian chậm nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -   

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"  

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội 

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer