Trần Viết Nam ( Cần Thơ ) : Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về hành vi sử dụng kích điện để đánh bắt cá ở các sông, hồ, ao có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì người thực hiện đánh bắt cá bằng kích điện có thể bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Đánh cá bằng kích điện, xung điện hay còn gọi là đánh cá bằng chích điện hoặc chích cá, xiệt cá (theo phương ngữ Nam Bộ) là hoạt động đánh cá thông qua việc sử dụng xung điện gây giật và sốc hàng loạt ở cá dẫn đến cá tê liệt hay cá chết hàng loạt để có thể dễ dàng bắt lấy chúng. Hiện nay, đánh cá bằng chích điện (kích điện) là kiểu đánh cá phổ biến ở Việt Nam, tình trạng đánh bắt cá bằng chích điện vẫn được nhiều người dân sử dụng, việc này khá phổ biến ở các vùng nước ngọt trên các cánh đồng, ở sông, hồ, ao, lạch, kênh có diện tích nhỏ. Đây là hoạt động nguy hại, không những khiến nguồn lợi thủy sản nước ngọt đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người đánh bắt.

Tùy theo khu vực đánh bắt, có 2 trường hợp sau:

TH1, Đánh bắt cá bằng kích điện tại sông, hồ ao tự nhiên:

Theo Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 (Có hiệu lực từ 01/01/2019) quy định về các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản trong đó có “Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.” Như vậy, việc sử dụng kích điện để đánh bắt cá là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu qủa của hành vi mà cá nhân thực hiện đánh bắt cá bằng kích điện có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS về Tội hủy hoạt nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Điều 242 BLHS 2015

Trách nhiệm hành chính: Mức xử phạt đối với hành vi của cá nhân sử dụng kích điện để đánh bắt cá được quy định cụ thể tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này

Theo khoản 1 nêu trên, cá nhân sử dụng kích điện để đánh bắt cá ở các sông hồ, ao ngòi…có thể bị xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 và đồng thời cá nhân vi phạm còn bị tịch thu công cụ kích điện và các ngư cụ khác.

Trách nhiệm hình sự:

Tội hủy hoạt nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Điều 242 BLHS 2015 như sau 1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
  2. ...”

TH2, Đánh bắt cá bằng kích điện tại ao nuôi của gia đình:

Xem tại : Dùng kích điện đánh bắt cá ở ao nhà có bị xử phạt không?

Tịch thu kích điện đánh bắt cá, công an xã không lập biên bản có đúng không?

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer