Bản chất của doanh nghiệp khi thành lập là hướng tới mục tiêu lợi nhuận, để có được nguồn lực mạnh mẽ tái đầu tư và đẩy mạnh sản xuất thì cần nguồn vốn khổng lồ từ các nguồn lực và trong đó việc nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Mặt khác, cổ đông đầu tư dài hạn suy cho cùng cũng chỉ mong muốn nhận lại được lợi nhuận, cổ tức từ việc kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của việc chia cổ tức nên nhiều cổ đông, đặc biệt là các cổ đông đang mua cổ phần phổ thông đang không hiểu rõ được việc tổ chức tín dụng không chia cổ tức cho mình trong khi các báo cáo tài chính vẫn báo cáo là có lợi nhuận. Vậy từ góc độ pháp lý, hành vi này có đúng với các quy định của pháp luật hiện hành hay không? Tham khảo bài viết sau đây của Luật Sao Việt nhé!
1. Quy định của pháp luật về chia cổ tức:
Đối với riêng tổ chức tín dụng thì ngoài những điều kiện trên thì cũng cần phải phân bố một phần trong lợi nhuận sau thuế vào những quỹ dự trữ như sau nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật:
· 5% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Mức % có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức vốn điều lệ.
· 10% vào Quỹ dự phòng tài chính
· Các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
Điều đáng chú ý là những quỹ dự trữ nằm nhằm mục đích duy trì hoạt động của tổ chức tín dụng và đề phòng những rủi ro ngoài mong muốn. Do đó pháp luật quy định không được dùng các quỹ dự trữ này để trả cổ tức cho cổ công và thứ tự phân phối lợi nhuận cũng được ưu tiên theo trình tự như sau: Cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết => Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn => Các quỹ nêu trên => Các cá nhân, tổ chức, quỹ khác theo quyết định của Hội đồng quản trị.
Theo đó, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì việc trả cổ tức cho các cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông được tính trên lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế và trừ các chi phí khác). Theo đó thì phía Tổ chức tín dụng chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi đã đáp ứng đủ những điều kiện như sau:
· Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
· Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
· Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
Như vậy, nếu trường hợp tổ chức tín dụng đã hoàn thành hết các nghĩa vụ thuế và đảm bảo được các khoản nợ và nghĩa vụ khác thì Hội đồng quản trị sẽ cân nhắc tới việc trả cổ tức. Trường hợp trả cổ tức thì có thể lựa chọn một trong những hình thức như sau:
· Bằng tiền mặt (đồng Việt Nam)
· Bằng cổ phần của công ty
· Bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty
2. Lý do không trả cổ tức:
Như vậy, khái quát chung lại việc chia cổ tức cho các cổ đồng phổ thông sẽ diễn ra theo trình tự như sau: Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng thống nhất kế hoạch kinh doanh => Tiến hành các thủ tục để tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên => Biểu quyết thông qua kế hoạch kinh doanh (trong đó có việc chia cổ tức, phân bổ lợi nhuận) => Trả cổ tức trong 06 tháng kể từ ngày kết thúc cuộc họp. Tuy nhiên trên thực tế việc trả cổ tức cho các cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông còn phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh thực tế và họ gần như không có quyền quyết định việc này.
Thứ nhất, việc chia cổ tức được tiến hành thông qua biểu quyết tại đại Hội đồng cổ đông và thông thường tỷ lệ để thông qua Quyết định Đại Hội đồng cổ đông của các tổ chức tín dụng sẽ vào khoảng 51% trên tổng số phiếu biểu quyết của những cổ đông dự họp thời điểm đó. Do vậy, thường những người sở hữu cổ phần phổ thông khó có thể có tính quyết định mà chỉ dừng lại ở việc góp ý, và phản ánh.
Thứ hai, đối với những tổ chức tín dụng vướng vào những bê bối và những cổ đông lớn lần lượt bị khởi tố hình sự và tuyên án thì việc chia cổ tức là không thể vì đang trong quá trình minh bạch, điều tra dòng tiền của những bị can, bị cáo này để tái cơ cấu lại. Cần phải có sự cho phép của cơ quan Ngân hàng nhà nước thì mới có thể thực hiện các kế hoạch trả cổ tức.
Thứ ba, các yếu tố ngoại quan như dịch bệnh Covid-19 đã làm trì trề các dự án đầu tư, đặc biệt là liên quan tới bất động sản. Các tổ chức tín dụng không cân bằng được, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, không thanh khoản được, dẫn tới không thu hồi được các nguồn vốn đầu tư. Tất nhiên, việc này thuộc về năng lực quản lý của Hội đồng quản trị nhưng cũng là một lý do khiến các tổ chức tín dụng không trả được cổ tức.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com