Theo quy định mới của pháp kể từ ngày 11/01/2021, nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực thay thế cho nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lí, sử dụng pháo, theo đó, người dân được phép sử dụng pháo hoa trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, ai được phép đốt pháo và được dốt những loại nào?
Nguồn ảnh: Internet.
Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ gồm:
1. Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.
2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.
Dẫn chiếu đến điều 11 và điều 17 nghị định này quy định về đối tượng và các trường hợp được sử dụng pháo hoa như sau:
Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, theo quy định mới nhất của pháp luật, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự sẽ được phép sử dụng pháo hoa. Tức là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất hay bị hạn chế về năng lực hành vi, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được phép sử dụng pháo hoa.
Mặt khác, theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, pháo hoa được quy định trong nghị định này phải là pháo hoa được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không gây ra tiếng nổ. Do đó, người dân có nhu cầu sử dụng pháo hoa cho dịp Tết chỉ được mua pháo hoa của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tổ chức bắn pháo hoa, các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được bắn bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Các tỉnh khác được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút.
Trong trường hợp người dân đốt các loại pháo không được phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
Như vậy, việc đốt pháo mặc dù được pháp luật cho phép tuy nhiên không được tùy tiện. Bạn phải đảm bảo mình thuộc đối tượng được phép đốt pháo, pháo bạn đốt là loại pháo được pháp luật cho phép, mua ở cơ sở sản xuất, kinh doanh uy tín.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com