Câu hỏi: Chào Luật sư, hiện nay tôi đang có vấn đề vướng mắc liên quan đến vấn đề xuất nhập cảnh có yếu tố Hình sự, mong được Luật sư hướng dẫn: Tôi có phát sinh quan hệ tình cảm với anh Y -  người đại diện theo pháp luật của công ty A. Hai chúng tôi cùng làm chung công ty về hoạt động kinh doanh, mua bán.

Vào khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019, do có những mâu thuẫn, bất đồng trong chuyện tình cảm, tôi và anh Y chia tay. Sau đó, sau khi nhận được khoản tiền mua bán hàng hóa của công ty A, tôi đã bí mật chiếm đoạt số tiền là 400.000.000 đồng rồi sang nước ngoài sống.

Đến nay, tôi muốn về thăm nom bố mẹ đang đau ốm ở Đà Nẵng sau khoảng thời gian sống tại nước ngoài. Vậy tôi cần lưu ý điều gì khi quay trở lại Đà Nẵng ?

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sao Việt. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra một số định hướng tư vấn, đồng thời lưu ý bạn một số điểm quan trọng như sau:

1. Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 thì:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

...

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng...”.

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp cho Luật Sao Việt, ví dụ, hành vi của bạn đã thực hiện phạm tội tham ô tài sản với số tiền tham ô là 400.000.000 VND thì thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm (tính từ ngày xảy ra hành vi tham ô nếu người này không cố tình trốn tránh và không có quyết định truy nã).

Như vậy, với tội danh trên, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn hiệu lực.

Lưu ý:

- Hành vi tham ô tài sản với số tiền 400.000.000 VND sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d, khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025 với mức phạt đến 15 năm tù giam;

- Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025 thì khung hình phạt của hành vi tham ô nêu trên là đến 15 năm tù giam nên được xếp vào loại tội phạm rất nghiêm trọng.

2. Về việc xuất nhập cảnh khi quay trở lại Việt Nam

Theo khoản 1, Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong trường hợp bạn đã bị tố giác hoặc truy nã, bạn có thể sẽ bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Ngược lại, nếu bạn được nhập cảnh vào Việt Nam vì tại thời điểm đó chưa có tố giác hoặc lệnh truy nã nào được ban hành, thì bạn vẫn cần đặc biệt lưu ý khả năng anh Y có thể tiến hành tố giác bạn trong thời gian bạn đang lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, để đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho bạn, bạn nên kiểm tra kỹ về thông tin truy nã, xuất cảnh, nhập cảnh khi quay trở lại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

Trước khi nhập cảnh vào Việt Nam để vào Thành phố Hồ Chí Minh chăm nom bố mẹ đau ốm, có thể kiểm tra thông tin truy nã theo đường link sau: 

https://vpcqcsdt.bocongan.gov.vn/Truy-n%C3%A3-TP/Tra-c%E1%BB%A9u

Trước khi xuất cảnh từ Việt Nam, có thể kiểm tra thông tin mình có bị cấm xuất cảnh hay không qua website của Tổng cục Hải quan qua đường link: 

https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=8&cid=1294&LoaiVanBan=16&LinhVuc=541

3. Những điều cần lưu ý khi quay trở lại Đà Nẵng

3.1. Khi nào công an có quyền bắt người?

Theo khoản 2, Điều 20, Hiến pháp 2013,  không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Theo khoản 2, Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025, các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Cụ thể:

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ, căn cứ Điều 110, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2025;

- Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, căn cứ Điều 111, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025;

- Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh, quyết định truy nã của cơ quan điều tra, căn cứ Điều 112, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025;

- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét hỏi và thi hành án hình sự, căn cứ Điều 113, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025.

3.2.   Quy trình bắt người

- Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025, nếu bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì phải có lệnh bắt người và lệnh bắt người này phải có Viện kiểm sát phê chuẩn;

- Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt;

- Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người;

- Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

- Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.

- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Lưu ý: Theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2025, cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người.

3.3.   Những lưu ý đặc biệt khi ở Đà Nẵng

- Khi cơ quan công an cần mời hoặc triệu tập một người lên làm việc, bắt buộc phải có văn bản chính thức gửi đến người đó. Vì vậy, tuyệt đối không tin tưởng vào các cuộc gọi, tin nhắn hay thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc "bị mời làm việc", kể cả khi người liên hệ là cán bộ công an thật. Bên cạnh việc liên lạc qua điện thoại, cơ quan công an vẫn phải gửi văn bản mời, triệu tập hợp lệ trước đó, chứ không được mang văn bản đến đột ngột và yêu cầu công dân phải đi ngay lập tức.

- Trong trường hợp có người xưng là công an đến áp giải hoặc bắt giữ công dân mà không xuất trình được lệnh bắt giữ hợp pháp, công dân có quyền từ chối, không đi theo, đồng thời tri hô, yêu cầu sự trợ giúp từ chính quyền địa phương, hàng xóm hoặc người dân xung quanh. Đây có thể là hành vi giả danh công an, bắt cóc hoặc lừa đảo.

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ người thân rơi vào tình huống như trên, gia đình nên lập tức trình báo với cơ quan công an địa phương hoặc liên hệ với luật sư để được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Nếu còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào liên quan, hãy liên hệ với Luật sư và Chuyên viên pháp lý của chúng tôi để được tư vấn, gỡ vướng kịp thời và cung cấp các dịch vụ pháp lý hiệu quả.

Liên hệ ngay để được Luật sư, Chuyên viên pháp lý hỗ trợ kịp thời:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer