Tôi muốn hỏi nếu xuất hóa đơn cho người mua mà họ không cần lấy hóa đơn thì có bắt buộc phải ghi thông tin người mua trên hóa đơn không hay chỉ cần ghi khách lẻ không lấy hóa đơn là được?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Cũng theo Điểm c Khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

“c) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.”

Như vậy trong trường hợp khách không lấy hóa đơn thì khi xuất hóa đơn không cần thiết phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua. Việc khách không lấy hóa đơn cũng sẽ dẫn đến 2 trường hợp có thể xử lý như sau:

Trường hợp 1: ĐỐi với hóa đơn có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng/lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Tuy  không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối ngày, kế toán lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền hàng hóa trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Phần “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này chỉ cần ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.

Trường hợp 2: Đối với hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng

Theo Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”

Theo đó nếu giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng thì dù khách không lấy hóa đơn thì doanh nghiệp vẫn phải xuất hóa đơn.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer