Khi tham gia giao thông, một trong những hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối đó là điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Khi đó dù ở mức độ nào thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ.

Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều yếu tố tác động dẫn đến một số trường hợp mặc dù người dân không uống rượu, bia nhưng máy đo nồng độ cồn vẫn hiển thị thông số. Khi đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người dân có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế gần nhất để có kết quả chính xác. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định về những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:

Một, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

Hai, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

Ba, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

Bốn, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Lưu ý: Chỉ những cơ sở xét nghiệm đáp ứng các điều kiện sau đây mới được thực hiện việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu:

Điều kiện 1: Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.

Điều kiện 2. Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.

Điều kiện 3. Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.

Sau khi có kết quả xét nghiệm sẽ có 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Kết quả xét nghiệm thể hiện trong máu có nồng độ cồn thì người dân sẽ bị lập biên bản và phạt tiền. Mức phạt cụ thể xem tại Đây.

Đồng thời, người vi phạm còn phải thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu vì theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BCA có quy định: người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

Trường hợp 2: Kết quả xét nghiệm trong máu không có nồng độ cồn thì người dân sẽ không bị lập biên bản vi phạm và cũng không phải thanh toán chi phí xét nghiệm trừ trường hợp người dân có nguyện vọng khác.

Như vậy, trường hợp người dân không sử dụng rượu bia mà khi thổi nồng độ cồn vẫn hiển thị thông số, tuy nhiên kết quả xét nghiệm thể hiện không có vi phạm về nồng độ cồn thì cơ quan công an sẽ thanh toán chi phí xét nghiệm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Vi phạm nồng độ cồn mức nhẹ nhất có bị giữ xe không? Bạn đọc xem tại Đây.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer