Các trường hợp cần thực hiện việc đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được quy định cụ thể tại Phần VII Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 151/2025/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Trong bài viết dưới đây, Luật Sao Việt sẽ tổng hợp chi tiết các trường hợp cần đổi Giấy chứng nhận theo quy định mới, đồng thời đưa ra một số lưu ý quan trọng liên quan.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
1. Các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đã cấp
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đã cấp bao gồm:
2. Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo Quyết định 2304/QĐ-BTNMT có hiệu lực từ 01/7/2025:
2.1. Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ theo quy định quy định đến Bộ phận Một cửa hoặc Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 18 ban hành kèm theo Nghị định này và Giấy chứng nhận đã cấp.
Đối với trường hợp quy định tại điểm g Mục 1 Phần VII này thì trong Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 18 ban hành kèm theo Nghị định này phải thể hiện thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
+ Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất quy định tại điểm h Mục 1 Phần VII này và các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Mục 1 Phần VII này mà người sử dụng đất có nhu cầu đo đạc để xác định lại kích thước các cạnh, diện tích của thửa đất.
2.2. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
- Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Trường hợp chưa đầy đủ thành phần hồ sơ thì trả hồ sơ kèm Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để người yêu cầu đăng ký hoàn thiện, bổ sung theo quy định.
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thực hiện theo mẫu quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện:
- Xác minh tình trạng hôn nhân:
+ Khai thác thông tin về tình trạng hôn nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Nếu không khai thác được, yêu cầu người sử dụng đất nộp: Bản sao giấy đăng ký kết hôn; hoặc Giấy tờ khác chứng minh tình trạng hôn nhân.
- Kiểm tra vị trí thửa đất:
+ Thực hiện kiểm tra thực địa.
+ Đối chiếu với hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã cấp để xác định vị trí chính xác của thửa đất.
- Đo đạc xác định lại thông tin thửa đất:
+ Ký duyệt mảnh trích đo địa chính trong trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.
+ Thực hiện trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với: Nơi chưa có bản đồ địa chính; hoặc chỉ có bản đồ dạng giấy đã rách, hư hỏng; hoặc trường hợp GCN đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính, trích đo địa chính.
- Xác định nghĩa vụ tài chính:
+ Gửi Phiếu chuyển thông tin theo Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP đến cơ quan thuế.
+ Cơ quan thuế xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính (nếu có).
- Chỉnh lý, cập nhật hồ sơ: Cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
- Cấp và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN):
+ Cấp GCN mới sau khi hoàn tất các bước xử lý hồ sơ.
+ Trao GCN trực tiếp cho người sử dụng đất hoặc thông qua cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp GCN đang thế chấp tại tổ chức tín dụng:
+ Thông báo danh sách cấp đổi GCN cho bên nhận thế chấp.
+ Xác nhận nội dung đăng ký thế chấp vào GCN mới.
- Thực hiện trao GCN đồng thời giữa ba bên:
+ Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh;
+ Người sử dụng đất/chủ sở hữu tài sản;
+ Bên nhận thế chấp.
Bên nhận thế chấp có trách nhiệm nộp lại GCN cũ để cơ quan đăng ký đất đai quản lý.
2.3. Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi cấp đổi
Về thời gian giải quyết thủ tục:
- Không quá 5 ngày làm việc, áp dụng trong điều kiện bình thường đối với phần lớn các trường hợp cấp đổi phổ biến như Giấy chứng nhận bị hư hỏng; Cấp đổi tự nguyện; Ghi bổ sung tên vợ chồng hoặc các thành viên hộ gia đình; Điều chỉnh thông tin mục đích sử dụng đất, vị trí thửa đất, tách GCN cho từng thửa riêng...
- Không quá 10 ngày làm việc đối với: Các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Trường hợp cấp đổi do thay đổi thông tin kỹ thuật như kích thước, diện tích, số hiệu thửa đất do đo đạc lại.
- Trường hợp cấp đổi đồng loạt theo dự án đo đạc bản đồ địa chính thì thời gian giải quyết thực hiện theo tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu bạn còn vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai hoặc cần tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ với Luật Sao Việt để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
Liên hệ ngay để được Luật sư, Chuyên viên pháp lý hỗ trợ kịp thời:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com