Tình trạng người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH (trong đó có bảo hiểm thất nghiệp - “BHTN”) đã gây ảnh hưởng đến nhiều quyền lợi của người lao động khi mất việc. Khiến người lao động không thể chốt sổ và làm thủ tục giải quyết để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vấn đề này từ lâu đã trở thành nỗi bức xúc của nhiều người lao động. 

Tuy nhiên, dự kiến từ 2025, người lao động trong trường hợp này sẽ được bảo vệ quyền lợi tốt hơn. Theo đó, chính sách mới có hiệu lực đưa ra giải pháp cho phép người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong khi doanh nghiệp còn nợ đóng BHXH.

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi doanh nghiệp còn nợ đóng BHXH

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi doanh nghiệp còn nợ đóng BHXH

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 86 của Dự thảo Luật việc làm năm 2025 sửa đổi lần 5 (dự kiến thông qua vào tháng 5/2025), quy định biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“2. Trường hợp, người sử dụng lao động không còn khả năng đóng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm các thủ tục giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động thì hoàn trả lại tiền mà người lao động đã đóng”.

Theo đó, trong trường hợp người sử dụng lao động còn nợ đóng BHTN mà không còn khả năng đóng số tiền chậm đóng, trốn đóng đó cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động, nếu người lao động muốn làm các thủ tục giải quyết hưởng chế độ BHTN thì có thể lựa chọn phương án: nộp số tiền vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm đóng BHTN của mình nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong đó, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người lao động tối đa bằng 1% tiền lương tháng (theo Khoản 1 Điều 83 của Dự thảo Luật này). Tiền lương làm căn cứ đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Đồng thời, tiền lương tháng cao nhất làm căn cứ đóng này bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng BHTN.

Người lao động sẽ được hoàn trả lại số tiền này khi cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.

Tuy được xem là cơ chế đặc thù để giải quyết hưởng chế độ dành cho người lao động bị nợ BHXH, thế nhưng quy định này vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều, bức xúc. Bởi mong muốn được hưởng chế độ của BHTN trong giai đoạn khó khăn do mất việc làm, nhưng giờ đây người lao động lại phải bỏ ra một số tiền khác để nộp thay người vi phạm là người sử dụng lao động. Do đó, hiện nay vẫn có nhiều đề xuất cần sửa đổi lại quy định này tại Dự thảo, hướng tới bảo đảm quyền lợi, công bằng với người lao động hơn nữa.

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến sẽ thông qua Luật việc làm sửa đổi này để thay thế cho Luật việc làm năm 2013 hiện hành vào tháng 5/2025 tới đây.

Xem thêm: 

Tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào hoặc khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Sao Việt, bạn đọc vui lòng liên hệ Chuyên viên và Luật sư của chúng tôi thông qua những hình thức sau đây.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer