HỘI ĐNG THM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2022/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 304, ĐIỀU 305, ĐIỀU 306, ĐIỀU 307 VÀ ĐIỀU 308 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thng nhất quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự s 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng các điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự s 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự) về các tội liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật.

Điều 2. Về một số từ ngữ

1. “Vũ khí” là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

2. “Vũ khí quân dụng” là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hp những phương tiện quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

3. “Phương tiện kỹ thuật quân sự” là các loại xe, khí tài, phương tiện khác được thiết kế, chế tạo và trang bị cho lực lượng vũ trang để huấn luyện, chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

4. “Vật liệu nổ” là vật liệu quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

5. “Súng săn” là súng quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

6. “Vũ khí thô sơ” là vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

7. “Vũ khí thể thao” là vũ khí quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

8. “Công cụ hỗ trợ” là phương tiện, động vật nghiệp vụ quy định tại khoản 11 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

9. “Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ” là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ.

Điều 3. Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội

1. “Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận chi tiết của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Cũng được coi là chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp cơ sở sản xuất của lực lượng vũ trang và những cơ sở khác có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sản xuất, lắp ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (theo danh mục) nhưng lại sản xuất, lắp ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự loại khác (ngoài danh mục) hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép, trừ trường hợp nghiên cứu cải tiến sản xuất vũ khí mới theo đề tài khoa học đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

2. “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn.

Cũng được coi là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có từ bất kỳ nguồn nào (ví dụ: cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, đào được, nhặt được) mà không khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thm quyền.

3. “Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là hành vi chuyển dịch vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc hành vi khác chuyển dịch vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác mà không có mệnh lệnh của người có thẩm quyền hoặc giấy phép vận chuyển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng bất kỳ phương tiện nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng không nhằm mục đích mua bán.

4. “Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không có giấy phép hoặc không được phép của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phát huy tác dụng của vũ khí, phương tiện đó. Ví dụ: Hành vi sử dụng súng quân dụng là lên đạn, bóp cò; hành vi sử dụng lựu đạn là rút chốt, giật nụ xùy.

5. “Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là hành vi mua bán không có giấy phép hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. “Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự bao gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, tham ô, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hoặc các hành vi chiếm đoạt khác.

Cũng được coi là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khi quân nhân, nhân viên, công nhân quốc phòng và những người khác được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác đến khi xuất ngũ, phục viên, nghỉ việc về hưu hoặc chuyển sang công tác khác không còn được phép sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng đã cố ý không giao nộp lại theo quy định của Nhà nước.

7. “Chế tạo trái phép vật liệu n” quy định tại khoản 1 Điều 305 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền.

Cũng được coi là chế tạo trái phép vật liệu nổ đối với những cơ sở, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại chế tạo vật liệu nổ khác nằm ngoài danh mục hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép. Trừ một số trường hợp đặc biệt được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

8. Các hành vi “tàng trữ, vận chuyn, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu n quy định tại khoản 1 Điều 305 và “tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ” quy định tại khoản 1 Điều 306 của Bộ luật Hình sự được áp dụng theo hưng dẫn tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

9. “Vphạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu n, công cụ h trợ” quy định tại khoản 1 Điều 307 của Bộ luật Hình sự là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Về một số tình tiết định khung hình phạt

1. “Vật phạm pháp có s lượng lớn hoặc có giá trị ln” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 304 của Bộ luật Hình sự:

a) Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 03 đến 10 khẩu;

b) Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 301 đến 1.000 viên;

c) Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 201 đến 600 viên;

d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 06 đến 20 quả;

đ) Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu: từ 01 đến 05 khẩu;

e) Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 01 đến 02 khẩu;

g) Đạn cối, đạn pháo: từ 01 đến 10 quả;

h) Thủy lôi: từ 01 đến 02 quả;

i) Vật phạm pháp có giá trị từ 10.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng;

k) Vật phạm pháp khác có số lượng lớn theo quy định của pháp luật.

2. “Vật phạm pháp có số lượng rất ln hoặc có giá trị rất lớn” quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 304 của Bộ luật Hình sự:

a) Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 11 đến 30 khẩu;

b) Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 1.001 đến 3.000 viên;

c) Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 601 đến 2.000 viên;

d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 21 đến 50 quả;

đ) Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu: từ 06 đến 30 khẩu;

e) Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 03 đến 20 khẩu;

g) Đạn cối, đạn pháo: từ 11 đến 30 quả;

h) Thủy lôi: từ 03 đến 10 quả;

i) Ngư lôi: từ 01 đến 02 quả;

k) Pháo mặt đất, pháo phòng không: từ 01 đến 02 khẩu;

l) Vật phạm pháp có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

m) Vật phạm pháp khác có số lượng rất lớn theo quy định của pháp luật.

3. “Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt ln” quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 304 của Bộ luật Hình sự:

a) Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 31 khẩu trở lên;

b) Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 3.001 viên trở lên;

c) Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 2.001 viên trở lên;

d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 51 quả trở lên;

đ) Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu: từ 31 khẩu trở lên;

e) Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 21 khẩu trở lên;

g) Đạn cối, đạn pháo: từ 31 quả trở lên;

h) Thủy lôi: từ 11 quả trở lên;

i) Ngư lôi: từ 03 quả trở lên;

k) Pháo mặt đất, pháo phòng không: từ 03 khẩu trở lên;

l) Máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang: từ 01 chiếc trở lên;

m) Xe tăng, xe thiết giáp: từ 01 chiếc trở lên;

n) Tàu chiến, tàu ngầm: từ 01 chiếc trở lên;

o) Tên lửa: từ 01 quả trở lên;

p) Vật phạm pháp có giá trị là từ 1.000.000.000 đồng trở lên;

q) Vật phạm pháp khác có số lượng đặc biệt lớn theo quy định của pháp luật.

4. “Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 305 của Bộ luật Hình sự:

a) Dây cháy chậm, dây nổ: từ 3.000 mét đến dưới 15.000 mét;

b) Kíp mìn, nụ xùy: từ 1.001 cái đến 10.000 cái;

c) Các loại phụ kiện nổ khác có số lượng lớn theo quy định của pháp luật.

5. “Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất ln” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 305 của Bộ luật Hình sự:

a) Dây cháy chậm, dây nổ: từ 15.000 mét đến dưới 50.000 mét;

b) Kíp mìn, nụ xùy: từ 10.001 cái đến 30.000 cái;

c) Các loại phụ kiện nổ khác có số lượng rất lớn theo quy định của pháp luật.

6. “Các loại phụ kiện n có số lượng đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 305 của Bộ luật Hình sự:

a) Dây cháy chậm, dây nổ: từ 50.000 mét trở lên;

b) Kíp mìn, nụ xùy: từ 30.001 cái trở lên;

c) Các loại phụ kiện nổ khác có số lượng đặc biệt lớn theo quy định của pháp luật.

7. “Vật phạm pháp có số lượng lớn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 306 của Bộ luật Hình sự:

a) Từ 11 đến 100 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng;

b) Vật phạm pháp khác có số lượng lớn theo quy định của pháp luật.

8. “Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt ln” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 306 của Bộ luật Hình sự:

a) Từ 101 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;

b) Vật phạm pháp khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn theo quy định của pháp luật.

9. “Vận chuyn, mua bán qua biên giới” quy định tại khoản 2 các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc ngược lại.

Cũng được coi là “vận chuyển, mua bán qua biên giới” nếu đã hoàn thành các thủ tục thông quan đối với vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.

Điều 5. Truy cu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thiệt hại về tính mạng, sc khỏe và tài sản của người khác theo quy định tại khoản 4 Điều 307 của Bộ luật Hình sự

Người nào thực hiện một trong các hành vi hướng dẫn tại khoản 9 Điều 3 Nghị quyết này có khả năng dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 307 của Bộ luật Hình sự tất yếu xảy ra nếu không được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngăn chặn kịp thời thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 307 của Bộ luật Hình sự.

Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp người phạm tội có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ gây hậu quả chết người, gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung hình phạt tương ứng mà không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về các tội quy định tại các điều 128, 138, 180 của Bộ luật Hình sự.

2. Trường hợp người sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có giấy phép hoặc được phép của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu là những người được quy định tại Điều 392 của Bộ luật Hình sự mà có hành vi vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 412 của Bộ luật Hình sự; nếu không phải là những người được quy định tại Điều 392 của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 128 của Bộ luật Hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người được trang bị vũ khí quân dụng đã sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được trang bị thực hiện tội phạm hoặc người tuy không được trang bị nhưng đã dùng vũ khí quân dụng thực hiện tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự và tội phạm đã thực hiện theo điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự. Nếu tội phạm đã thực hiện mà điều luật có quy định “sử dụng vũ khí”, “dùng vũ khí” là tình tiết định khung hình phạt thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về khoản tương ứng của điều luật.

3. Người nào thực hiện hành vi quy định tại các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự với mục đích là chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện một tội phạm tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 02 tội.

4. Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau quy định các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội hay về nhiều tội độc lập đối với từng hành vi đã thực hiện. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 55 của Bộ luật Hình sự để tổng hợp hình phạt chung, cụ thể như sau:

a) Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều đối tượng hay một đối tượng thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực hiện.

Ví dụ: Một người chế tạo vũ khí quân dụng rồi tàng trữ và đưa ra sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.

b) Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi độc lập đối với các đối tượng độc lập khác nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội độc lập với từng hành vi độc lập đã được thực hiện.

Ví dụ: Một người tàng trữ 02 khẩu súng quân dụng và mua 05 quả lựu đạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” và tội “mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

5. Trường hợp một người biết là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu n, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ giả nhưng làm cho người khác tưởng là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu n, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ thật nên mua bán, trao đi... thì không truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

6. Người nào đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu n, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ một thời gian, sau đó giao nộp theo vận động của chính quyền địa phương thì tùy trường hợp cụ thể xử lý như sau:

a) Trường hợp người đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu n, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí th thao hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định Điều 63 và Điều 67 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Trường hợp chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự tương ứng với hành vi phạm tội, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

7. Thiệt hại do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự quy định tại Điều 304 của Bộ luật Hình sự gây ra không bao gồm giá trị của vật phạm pháp. Trường hợp người phạm tội vừa chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có giá trị vừa gây thiệt hại về tài sản mà giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản đều trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý như sau:

a) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản đều thuộc khung hình phạt cơ bản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cơ bản;

b) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản đều thuộc các khung hình phạt khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao hơn;

c) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản cùng một khung hình phạt tăng nặng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cả 02 tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

8. Xử lý hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt bom, mìn sót lại sau chiến tranh như sau:

a) Nếu bom, mìn chưa bị tháo rời các bộ phận (ngòi nổ, thuốc nổ), kết quả giám định kết luận còn nguyên tính năng, tác dụng của vũ khí quân dụng thì xác định là tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự;

b) Nếu bom, mìn đã bị tháo rời các bộ phận (ngòi nổ, thuốc nổ), kết quả giám định kết luận thuốc nổ, ngòi nổ vẫn còn tính năng, tác dụng của vật liệu nổ thì xác định là tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 305 của Bộ luật Hình sự.

9. Trường hợp người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc nổ, phụ kiện nổ, đạn bộ binh, dây cháy chậm, dây nổ với số lượng hoặc giá trị nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc được xử lý bằng các biện pháp khác.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 09 tháng 9 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.

2. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Dân nguyện thuộc 
UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC
.

TM. HỘI ĐỒNG THM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer