PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP

Chào Luật sư, tôi muốn được tư vấn một việc như sau: Tôi là chủ sở hữu công ty TNHH Một thành viên Thương mại trái cây và tôi muốn đăng ký bảo hộ đối với tên thương mại này. Vậy tên thương mại cần đáp ứng điều kiện gì để được bảo hộ và căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với tên thương mại là gì?

Tôi và vợ đang cùng làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước. Vợ tôi hiện tại đang giữ chức vụ kế toán trưởng. Vậy tôi có thể làm giám đốc doanh nghiệp này được không và tiêu chuẩn để được làm giám đốc doanh nghiệp nhà nước như thế nào? Rất mong được giải đáp giúp.

Công ty tôi là loại hình TNHH 2 thành viên trở lên, do có 1 chi nhánh hiện tại hoạt động không hiệu quả nên chúng tôi dự định chấm dứt hoạt động của chi nhánh này. Vậy rất mong được tư vấn giúp: 1. Việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh sẽ do Giám đốc chi nhánh hay Giám đốc Công ty quyết định? 2. Thủ tục chấm dứt hoạt động của Chi nhánh như thế nào?

Chào Công ty Luật TNHH Sao Việt: Tôi và vài người bạn dự định thành lập Công ty cổ phần, nhưng chúng tôi chưa rõ thời hạn góp vốn của các cổ đông trong Công ty cổ phần là bao lâu; khi hết thời hạn góp vốn mà cổ đông chưa góp đủ vốn có bị phạt không; khi góp vốn vào doanh nghiệp thì cổ đông là cá nhân phải chuyển khoản hay góp vốn bằng tiền mặt.

Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Công ty tôi muốn mở một chi nhánh tại TP. Hà Nội. Vậy chúng tôi cần thực hiện thủ tục này như thế nào? Chủ sở hữu công ty có thể đồng thời là người đứng đầu chi nhánh được không?

Được biết nếu thành lập hợp tác xã sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ Nhà nước, do đó tôi và vài người bạn dự định sẽ thành lập một hợp tác xã kinh doanh cây ăn quả. Tuy nhiên, tôi đang vướng mắc tại mục đặt tên Hợp tác xã, tôi chưa rõ quy định của pháp luật về việc đặt tên hợp tác xã. Mong quý công ty tư vấn giúp tôi các quy định về đặt tên hợp tác xã.

Công ty tôi là công ty cổ phần có 03 cổ đông sáng lập, được thành lập từ năm 2012; hiện nay có 01 cổ đông muốn rút toàn bộ cổ phần của mình khỏi công ty. Vậy rất mong được tư vấn giúp, nếu cổ đông đó rút cổ phần mà chưa có thêm cổ đông khác vào thì công ty tôi có phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình không? Nếu không thực hiện thì bị phạt thế nào?

Tôi là người có quốc tịch Hàn Quốc đang làm giám đốc của một Công ty TNHH hai thành viên trở lên (sau đây gọi là Công ty A). Đồng thời, tỷ lệ vốn góp của tôi tại công ty này là 60%. Hiện nay, Công ty A và tôi cùng nhau góp vốn để thành lập một doanh nghiệp Việt Nam khác với loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Sau đây gọi là Công ty B) được không? Nếu có, Công ty A và tôi cần làm những thủ tục gì trước khi hoạt động kinh doanh?

Theo tôi được biết, một trong những điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thực phẩm là việc tuân thủ nguyên tắc một chiều. Vậy rất mong luật sư tư vấn thế nào là nguyên tắc một chiều đối với cơ sở sản xuất thực phẩm. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tôi được biết có trường hợp người lao động chậm đóng BHYT 30 ngày thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm. Vậy đó là những trường hợp nào và đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm ra sao? Mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer