Vừa qua, Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản khẩn đến Bộ Y tế, đề nghị lãnh đạo bộ xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần nhằm đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin ngừa COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Liệu việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm có phải giải pháp tối ưu hay không?
Ảnh minh họa: Internet
Đề xuất của Sở Y tế đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Tính đến 18h ngày 11-9, TP có 292.403 ca COVID-19. Hiện các bệnh viện trên địa bàn TP đang điều trị 39.296 bệnh nhân, trong đó có 2.690 bệnh nhân nặng đang thở máy, 23 bệnh nhân can thiệp ECMO và có 2.914 trẻ em dưới 16 tuổi. Tổng số tử vong cộng dồn từ đầu năm đến nay là 11.992 (Theo Thuvienphapluat). Tuy nhiên, để đánh giá việc nên hay không nên rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi tiêm, cần xem xét và cân nhắc trên các phương diện sau:
Hướng dẫn của nhà sản xuât, Tổ chức Y tế thế giới WHO, Bộ Y tế:
Nhà sản xuất: Nhà sản xuất vaccine AstraZeneca hướng dẫn có thể tiêm 2 liều trong khoảng cách 4-12 tuần
Bộ Y tế: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định số 3588 và công văn số 6030, công văn số 7252 ,khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca là từ 8 đến 12 tuần. Cụ thể:
Hầu hết các vắc xin phòng COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa hai liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất), cụ thể:
- Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần
- Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
- Vắc xin Comirnaty: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
- Vắc xin SARSCoV-2 Vaccine: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần
- Vắc xin COVID-19 Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Vắc xin AZD1222 chống lại COVID-19 có hiệu quả chống lại nhiễm trùng SARS-CoV-2 có triệu chứng là 63,09%. Khoảng cách liều dài hơn trong khoảng từ 8 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả của vắc xin cao hơn.
Thời gian tiêm mũi một và mũi hai có ảnh hưởng đến hiệu quả Vaccine AstraZeneca không?
Nghiên cứu mới nhất đăng trên The Lancet tháng 3/2021 hiệu lực vắc xin Astra Zeneca liên quan đến khoảng cách thời gian tối ưu giữa hai lần tiêm. Kết quả chứng minh hiệu lực của vắc xin đạt được 76% (CI: 59% đến 86%) sau một liều đầu tiên, và hiệu lực bảo vệ này được duy trì đến liều thứ hai. Nếu khoảng thời gian giữa hai liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực vắc xin tăng lên 82% (CI: 63%, 92%) – Theo http://tytphuongbennghe.medinet.gov.vn/
Tại Hà Nội, theo công văn bản số 255/SYT-NVY đã có hướng dẫn: Đối với vắc xin phòng COVID-19 của Astra Zeneca thực hiện tiêm mũi 01 và trả mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 01 vắc xin phòng COVID-19 của Astra Zeneca đảm bảo khoảng cách ít nhất 08 tuần. Trong một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành đủ 02 mũi vắc xin sớm có thể thực hiện tiêm trả mũi 2 với khoảng cách ít nhát 04 tuần.
Như vậy, việc rút ngắn thời gian tiêm có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của vaccine và ảnh hưởng gián tiếp đến công tác phòng chống dịch bệnh. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM như hiện nay, rút ngắn khoảng cách tiêm vaccine Ástra zenenca giữa hai liều nếu không thể đạt hiệu quả hơn trước thì việc tiêm mũi hai liệu có cần thiết không? Vì suy cho cùng, mục đích của việc tiêm vaccine là tạo cơ chế hàng rào tăng khả năng miễn dịch của cơ thể trước các biến chủng khác nhau của virus. Hơn thế nếu "Nguồn cung cấp vaccine có thể bị hạn chế, để đạt được lợi ích sức khỏe cộng đồng lớn nhất, các chính sách tiêm chủng ban đầu cho nhiều người hơn với một liều duy nhất có thể bảo vệ dân số ngay lập tức tốt hơn so với tiêm chủng cho một nửa số người với hai liều". - Giáo sư Andrew Pollard, Đại học Oxford, Anh
Để tiêm vaccine trở thành một biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch covid 19, việc tiêm phòng phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định và hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức y tế để đảm bảo an toàn cho người dân vừa phát huy hiệu quả tối đa của vaccine trong phòng ngừa lây nhiễm covid 19. Vì việc tiêm vaccine không loại bỏ hoàn toàn khả năng nhiễm virus covid 19, do đó, người dân vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 5K trong phòng chống dịch của Bộ Y tế.