Những ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội lan truyền rầm rộ đoạn video về việc một nam thanh niên “bắt vợ” nhưng không thành xảy ra trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Điều khiến dư luận xôn xao và phẫn nộ hơn cả, đó là dù cô gái không đồng ý, cố ra sức kháng cự, la hét phản đối nhưng chàng trai vẫn giằng co một cách thô bạo. Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng không ai có động thái ngăn cản, chỉ đến khi công an can thiệp thì bé gái đó mới được giải cứu. Vậy “bắt vợ” được hiểu như thế nào? Luật tục này có vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình hay không?

Ảnh minh họa: Internet

Bắt vợ là một luật tục đã có từ lâu đời của người dân tộc H’ Mông, Thái và một số dân tộc vùng cao khác. Theo quan niệm xa xưa, tập tục này xuất phát từ việc hai bên nam nữ yêu thương và mong muốn kết hôn với nhau một cách hợp pháp nhưng bị cha mẹ, gia đình ngăn cản, cấm đoán, khi đó các cặp đôi thường chọn nên duyên theo hình thức “bắt vợ” để được chung sống bên nhau.

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số lại đang tiếp cận hình thức “bắt vợ” theo nghĩa đen, khiến cho luật tục truyền thống này dần bị biến tướng trở thành một vấn nạn. Thậm chí nhiều người đã lợi dụng tập tục này như một công cụ để cưỡng ép người khác trở thành vợ mình, bắt vợ không còn xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn hạnh phúc lứa đôi mà chỉ nhằm mục đích cá nhân, tìm thêm người để lao động, làm nương rẫy, hay để bán qua biên giới lấy tiền,…

Có thể thấy, luật tục “bắt vợ” vốn là một nét đẹp truyền thống của người dân tộc thiểu số, không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ khi hình thức này biến tướng thành hành vi cưỡng ép kết hôn ( ép buộc người khác thực hiện việc kết hôn trái với ý muốn của họ) mới được xem hành vi vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014: "2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;...". Biến tướng của luật tục bắt vợ không chỉ vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”- Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014, mà còn xâm phạm quyền con người, quyền công dân, gây ra nhiều hệ lụy về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tùy theo tính chất, mức độ, người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS về Tội cưỡng ép kết hôn theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015.

Trách nhiệm hành chính: Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

Trách nhiệm hình sự  “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.” – Điều 181 BLHS 2015

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt, bạn đọc nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

====================================

Nội dung dịch vụ luật sư trực tiếp tư vấn tại trụ sở văn phòng luật sư Sao Việt

Đội ngũ luật sư, chuyên viên và nhân viên được cấu trúc thành các lĩnh vực hoạt động chuyên biệt theo chuyên môn và thế mạnh từng người. Sẵn sàng nhận lệnh điều động hỗ trợ giải quyết các tình huống nảy sinh.

Tại văn phòng Luật sư Sao Việt, các nội dung về dịch vụ hoạt động luôn được điều chỉnh, phát triển sao cho hài hòa với thực tế, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

- Luật sư tư vấn Dân sự: tư vấn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến thừa kế tài sản, xác lập giao dịch dân sự, ủy quyền dân sự, đăng ký giám hộ... tuân theo pháp luật dân sự và luật tố tụng hiện hành.

- Luật sư tư vấn Hình sự: tư vấn và giải quyết các đề có liên quan đến: tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, miễn tội danh, thi hành án, đặc xá, đại diện hợp pháp cho thân chủ tham gia tranh tụng trực tiếp tại phiên tòa.

- Luật sư tư vấn Đất đai: tư vấn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến: mua bán đất đai, tranh chấp đất đai, thế chấp tài sản nhà đất, thẩm định giá, đấu giá tài sản...

- Luật sư tư vấn Hôn nhân & Gia đình: tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến: Kết hôn, đăng ký kết hôn, ly hôn, gia đình có yếu tố nước ngoài, thủ tục nhận con nuôi...

- Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp: tư vấn và giải quyết các đề có liên quan đến: tư vấn thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh...

Ngoài ra còn các dịch vụ pháp lý thuộc lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, tư vấn pháp luật đấu thầu, tư vấn luật chứng khoán...

Nếu có bất cứ nhu cầu về hỏi đáp pháp luật, kính mời quý khách hàng gọi điện theo tổng đài hỗ trợ của Luật Sao Việt qua Tổng đài 1900 6243 để được giải đáp và đặt lịch tư vấn. Việc làm này giúp đội ngũ luật sư nghiên cứu về mặt pháp lý và có sự chuẩn bị chu đáo nhất trước khi đưa ra những tư vấn cho quý khách

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer