Vụ việc nổ súng bắn 2 vợ chồng hàng xóm đang xây tường rào ở Thái Nguyên vào ngày 15/2 vừa qua khiến dư luận rúng động vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng, Vụ việc đã khiến ông T tử vong tại chỗ và bà Đ - vợ ông Đ phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Đáng nói là nghi phạm sau khi gây án cũng dùng súng tự sát ngay tại chỗ. Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Với những vụ án mà hung thủ và nạn nhân đều đã chết như vậy thì sẽ được giải quyết như thế nào?”

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

1. Về trách nhiệm hình sự:

Thông thường, nghi phạm thực hiện hành vi giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015. Tuy nhiên, trong trường hợp nghi phạm duy nhất của vụ án đã chết thì vụ án sẽ không được khởi tố và bị đình chỉ điều tra. Đây là quy định tại Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

“1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.

Trong đó, Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

“7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;...”

2. Về trách nhiệm dân sự

Mặc dù trách nhiệm hình sự có thể tránh được khi hung thủ đã tử vong, tuy nhiên, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân vẫn phải được thực hiện cho dù người gây ra hành vi vi phạm đã chết.

Trong trường hợp này, gia đình của hung thủ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trong đó, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại ở đây sẽ bao gồm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591 BLDS). Theo Điều 591 Bộ luật dân sự thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: chi phí cứu chữa, thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; tổn thất về tinh thần mà người bị hại phải chịu

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại

e) Thiệt hại khác do luật quy định.

Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tuy nhiên cần phải nói thêm rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của gia đình thủ phạm đối với gia đình của nạn nhân chỉ nằm trong giới hạn phạm vi di sản mà hung thủ để lại; điều đó nghĩa nếu thủ phạm không có tài sản gì để lại thì gia đình hung thủ cũng không phải bồi thường cho người nhà bị hại.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer