Sau sắp xếp đơn vị hành chính, mô hình tổ chức của VKSND cũng có sự thay đổi. Theo đó, hệ thống VKSND ba cấp sẽ được áp dụng từ 01/7/2025, gồm: VKSND Tối cao, cấp tỉnh và khu vực. Bài viết dưới đây của Luật Sao Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống và chức năng nhiệm vụ tương ứng của VKSND khi mô hình mới được vận hành.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND các cấp theo mô hình mới
Từ ngày 01/7/2025, hệ thống VKSND được tổ chức lại theo mô hình ba cấp, thay thế mô hình hiện hành theo quy định tại Điều 40, 41 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 được sửa đổi. Theo đó, VKSND cấp cao bị bãi bỏ, đồng thời hình thành cơ cấu mới là VKSND khu vực.
Căn cứ vào Điều luật được sửa đổi trên, hệ thống của VKSND được đưa vào áp dụng mới gồm:
- VKSND Tối cao: tiếp tục là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở cấp cao nhất, đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh và thống nhất trên toàn quốc.
- VKSND cấp tỉnh (gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương): thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình phụ trách.
- VKSND khu vực: thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
- VKSND quân sự các cấp: thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
2. Trách nhiệm chuyển tiếp theo quy định mới liên quan đến bộ máy vận hành, tổ chức VKSND
Bên cạnh đó, để đảm bảo việc thi hành Luật sửa đổi mới, Điều 4 Nghị quyết số 225/2025/QH15 đã quy định chuyển tiếp thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các luật về tố tụng và luật khác có liên quan đối với Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó:
Viện kiểm sát nhân dân khu vực |
- Viện kiểm sát nhân dân khu vực có thẩm quyền theo lãnh thổ tiếp nhận nhiệm vụ giải quyết vụ án hành chính, vụ việc, vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các vụ việc khác mà Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đang giải quyết; Những vụ việc, vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm. - Chịu trách nhiệm thụ lý các vụ án bị hủy án sơ thẩm để xét xử lại thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. - Các Viện kiểm sát nhân dân khu vực sẽ kế thừa toàn bộ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện theo quy định hiện hành. |
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh |
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn, văn bản đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện mà trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. - Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết này. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. - Đối với các vụ án hành chính, vụ việc, vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân khu vực mà Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 nhưng chưa giải quyết xong thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tiếp tục giải quyết. - Các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh sau sắp xếp kế thừa quyền, trách nhiệm của các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được sắp xếp theo quy định của pháp luật. |
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao |
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận nhiệm vụ giải quyết đơn, văn bản đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. - Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 3 của Nghị quyết này. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp huyện. - Viện kiểm sát nhân dân tối cao kế thừa quyền, trách nhiệm của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật. |
Nếu còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào liên quan, hãy liên hệ với Luật sư và Chuyên viên pháp lý của chúng tôi để được tư vấn, gỡ vướng kịp thời và cung cấp các dịch vụ pháp lý hiệu quả.
Liên hệ ngay để được Luật sư, Chuyên viên pháp lý hỗ trợ kịp thời:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com