THAM GIA TỐ TỤNG

Năm 2010, tôi mua của bà B một căn nhà tôn vách gỗ, diện tích 17,5 mét vuông trong khuôn viên đất có diện tích 88,64 mét vuông. Năm 2017, tôi xin phép sửa chữa căn nhà số 254B, phố A, phường B, quận C, thành phố H và được UBND quận C cho hợp thức hóa nhà và đất diện tích 29,41 mét vuông. Ngày 24/6/2018, tôi được cấp phép sửa chữa nhà giấy phép số 678/GPXD.

Ngày 01/01/2017, tôi có cho anh B vay 1 tỷ đồng, thời hạn trả nợ là ngày 01/01/2018. Thỏa thuận này được lập thành văn bản, có chữ ký của cả hai bên. Đến hạn thanh toán, anh B không trả nợ, dù tôi đã nhiều lần yêu cầu.

Tháng 5 năm 2023, tôi có cho bạn mình (tên H) vay 200 triệu đồng để giải quyết việc gia đình. Hai bên thỏa thuận miệng là H sẽ trả đủ số tiền trong vòng 3 tháng, không tính lãi. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn thỏa thuận, anh H vẫn không trả nợ và có dấu hiệu né tránh khi tôi yêu cầu thanh toán. Do không lập hợp đồng vay bằng văn bản, tôi không biết liệu mình có thể khởi kiện ra tòa để đòi lại số tiền đã cho vay hay không. Mong Luật Sao Việt tư vấn giúp tôi cách bảo vệ quyền lợi của mình.

Việc sử dụng kết hợp này nếu không thực hiện theo đúng ý nghĩa của luật quy định sẽ rất dễ thành hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Vậy, khi kết hợp kinh doanh, dịch vụ trên đất nông nghiệp theo Luật đất đai mới cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì?

Bố tôi mất vào tháng 4 năm 2017. Trước khi qua đời ông có để lại di chúc và được ủy ban địa phương chứng thực. Tuy nhiên, sau khi bố mất gia đình chúng tôi không tìm thấy di chúc. Do đó, số tài sản của bố để lại 03 anh chị em chúng tôi đã họp gia đình và thỏa thuận chia đều xong xuôi (mẹ tôi và ông bà nội đều đồng ý). Hiện nay, anh cả tìm lại được di chúc của bố và đề nghị chia lại di sản theo di chúc vì theo đó anh cả sẽ nhận được phần nhiều hơn.

Tháng 8 năm 2023, tôi có vay 300 triệu đồng từ ông Lê Văn Bình để phục vụ việc sửa chữa nhà. Hai bên thỏa thuận lập hợp đồng vay với lãi suất thỏa thuận là 5%/tháng và thời hạn trả nợ trong vòng 6 tháng. Hằng tháng tôi vẫn trả đầy đủ phần lãi cho ông Bình đến nay tổng đã là 90 triệu. Tuy nhiên, đến hạn thanh toán, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi đã xin gia hạn thêm thời gian trả nợ nhưng ông Bình không đồng ý và khởi kiện tôi ra Tòa án nhân dân huyện X

Tôi tên là Lê Thị Hạnh, tôi có một mảnh đất được ông nội tặng cho từ năm 2010, đã làm đủ giấy tờ đứng tên và tôi cũng đã sử dụng mảnh đất này 14 năm nay. Nhưng nay anh chị họ tôi tranh chấp quyền sử dụng mảnh đất của tôi. Anh tên A, chị tên H, anh A đã nộp đơn kiện và được Tòa án nhân dân huyện thụ lý, trong đó anh A là nguyên đơn, còn chị H là bị đơn.

Tình trạng người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH Khiến người lao động không thể chốt sổ và làm thủ tục giải quyết để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vấn đề này từ lâu đã trở thành nỗi bức xúc của nhiều người lao động. Tuy nhiên, dự kiến từ 2025, người lao động trong trường hợp này sẽ được bảo vệ quyền lợi tốt hơn.

Trong quan hệ thương mại, phạt vi phạm là một hình thức trách nhiệm dân sự được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được thì nội dung phạt vi phạm cần đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy, khi nào trách nhiệm phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại được áp dụng và mức phạt tối đa được cho phép là bao nhiêu?

công ty tôi ký hợp đồng logistics với một doanh nghiệp khác, trong đó có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Singapore. Thời điểm ký hợp đồng, chúng tôi nhận định có ít rủi ro phát sinh tranh chấp và thấy Trung tâm trọng tài tại Singapore cũng rất uy tín nên chấp nhận thoả thuận. Tuy nhiên bây giờ lại có tranh chấp và hai bên không thoả thuận được nên bên kia muốn kiện ra Trọng tài.

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer