hị Lê Thị ánh Nguyệt kết hôn với anh Nguyễn Trần Ngọc có một cháu gái là Nguyễn Anh Nguyên. Năm 2008 chị Nguyệt mất không để lại di chúc. Tài sản của chị Nguyệt để lại gồm có nhà và nhiều tài sản có giá trị khác. Đến năm 2010 anh Ngọc kết hôn với người khác để lại cháu Nguyên cho bà ngoại nuôi. Cuối tháng 8/2011 anh Ngọc quay về đòi chia thừa kế nhưng mẹ chị Nguyệt không chấp nhận bởi cho rằng anh Ngọc đã lấy vợ khác.
Ông Ngô Tuấn Đĩnh có 2 người vợ là Nguyễn Thị Thoa và Lê Thị Hợp (đều đã chết). Anh Ngô Hữu Dũng và anh Ngô Hiếu Chi là con của ông Đĩnh với bà Thoa; anh Ngô Ngọc Liễn với anh Ngô Thuỵ Bằng là con của ông Đĩnh với bà Hợp. Trước khi chết ông Đĩnh lập di chúc chia di sản của mình là 200 triệu đồng cho anh Dũng 80 triệu đồng và anh Chi 80 triệu đồng và anh Bằng 40 triệu đồng (di chúc thứ nhất)...
Anh Nguyễn Anh Nguyên ở thành phố Hồ Chí Minh hỏi: Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước nên toàn bộ anh chị em tôi đều đã ở nước ngoài. Chỉ có tôi và bố mẹ tôi ở lại Việt Nam. Căn nhà hiện tại tôi và mẹ tôi ở là do mẹ tôi đứng tên chủ sở hữu. Ba tôi đã chết (không để lại di chúc) và mẹ tôi đồng ý cho tôi căn nhà này (ông bà nội ngoại của tôi đều đã mất), tôi muốn sang tên chủ quyền nhà cho mình có được không?
Anh Nguyễn Anh Nguyên ở thành phố Hồ Chí Minh hỏi: Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước nên toàn bộ anh chị em tôi đều đã ở nước ngoài. Chỉ có tôi và bố mẹ tôi ở lại Việt Nam. Căn nhà hiện tại tôi và mẹ tôi ở là do mẹ tôi đứng tên chủ sở hữu. Ba tôi đã chết (không để lại di chúc) và mẹ tôi đồng ý cho tôi căn nhà này (ông bà nội ngoại của tôi đều đã mất), tôi muốn sang tên chủ quyền nhà cho mình có được không?
Ông An và bà Tuất sinh được hai người con gái người chị tên là chị Phan Thị Hồng người em tên là Phan Thị Hà. Năm 1997 ông An mất, sau đó cơ quan đã phân cho ông An và bà Tuất một căn nhà lá khoảng 60 m2. Năm 2005 chị Hồng đi lấy chồng, sau đó chị Hà và bà Tuất đã sửa lại căn nhà đó thành 3 tầng, vợ chồng chị Hồng xin về ở cùng chị Hà và bà Tuất. Năm 2009, chị Hà lấy chồng, nhà chồng ở cùng thôn với nhà bà Tuất.
Ông Tiến có nghề thuốc đông y gia truyền, nên khi còn sống ông Tiến đã chữa bệnh cho rất nhiều người trong bản cũng như người từ xa đến khám bệnh. Nhiều người đã nhận ông Tiến làm bố nuôi và thường đến thăm gia đình ông Tiến. Ngày ông Tiến mất họ đã về và xin chịu tang ông Tiến. Trường hợp như vậy họ có phải là con nuôi của ông Tiến không? và họ có được quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật không ?
Ông Lê Hữu Bảy hỏi: tôi có cậu con trai lớn tên là Lê Hữu Điền. Năm 2008 cháu lấy vợ và đến năm 2010 cháu bị chết đột ngột trong một tai nạn lao động. Trước kia khi cháu lấy vợ tôi có cho cháu rất nhiều tài sản. Hỏi nay khi cháu mất tôi có được quyền thừa kế tài sản của cháu không?
Ông Lương Đình Của là trưởng thôn hỏi: Ở xóm tôi có gia đình ông Nguyễn Văn Bốc có ba người con là Nguyễn Văn Phét, Nguyễn Văn Khoác, Nguyễn Văn Lác. Khi ông Bốc mất có để lại di chúc cho ba người con, nhưng do nội dung của di chúc không rõ khiến mỗi người hiểu một cách khác nhau không ai chịu nghe ai. Do vậy gia đình luôn xảy ra đánh chửi cãi nhau. Xin hỏi trường hợp này giải quyết thế nào?
Khi còn sống mẹ của vợ tôi rất quý tôi coi tôi như con đẻ. Nay bà chết đi, không để lại di chúc. Vậy xin hỏi con rể đó có được hưởng thừa kế di sản của cha mẹ vợ hay không?
Bố mẹ tôi mất năm 1990, để lại một di sản là mảnh đất 600 m2 cùng một căn nhà ngói 3 gian, diện tích 70 m2 và rất nhiều hoa màu. Mảnh đất và căn nhà đó do anh cả chúng tôi chăm nom, quản lý từ đó đến nay năm 2013. Tôi và chị tôi đi lấy chồng, ở nhà chồng được 23 năm tới giờ. Nay tôi và chị tôi có quyền được chia di sản thừa kế đó theo pháp luật không ? ( bố mẹ tôi mất không để lại di chúc).