Bên em có 1 người nước ngoài vào góp vốn đầu tư cùng 2 người VN nữa để thành lập công ty TNHH 2 thành viên. Họ góp 30% vốn, như vậy:
1- Họ phải có giấy phép lao động để được làm việc tại VN không?
2- Bên em sẽ phải làm đăng ký kinh doanh trong nước hay giấy phép đầu tư? Thủ tục như thế nào ạ?
Em xin cám ơn!
Trả lời:
Thứ nhất: Người nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có cần xin giấy phép lao động để được làm việc tại Việt Nam không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Bộ luật lao động năm 2012 về trường hợp công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam không thuộc diện cần cấp giấy phép lao động khi là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của công ty TNHH.
Theo thông tin được cung cấp thì bên bạn có 02 người Việt Nam và 01 người nước ngoài cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH 02 thành viên. Do đó, người nước ngoài này là thành viên góp vốn vào công ty TNHH thì người nước ngoài này thuộc diện không phải xin giấy phép lao động.
Thứ hai: Công ty đăng ký kinh doanh hay xin giấy phép đầu tư?
Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014 và Luật doanh nghiệp năm 2014 thì người nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải tiến hành các thủ tục:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (có sẵn mẫu)
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (lưu ý: nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm), kèm theo và để chứng minh năng lực tài chính thì nhà đầu tư nước ngoài phải có văn bản xác nhận về số dư của ngân hàng nơi nhà đầu tư này mở tài khoản có số tiền tối thiểu ít nhất là bằng số vốn góp của nhà đầu tư đó tại doanh nghiệp;
– Vốn đầu tư hay vốn Điều lệ Công ty;
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có) đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
4. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:
+ Đối với nhà đầu tư cá nhân: Bản sao công chứng của Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với trường hợp nhà đầu tư cá nhân là người Việt Nam, hộ chiếu với nhà đầu tư cá nhân là người nước ngoài;
+ Với trường hợp mà doanh nghiệp thành lập có yếu tố nước ngoài (tức là có nhà đầu tư nước ngoài tham gia) thì phải có hợp đồng thuê trụ sở cho doanh nghiệp được công chứng hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận đồng thời phải có giấy tờ kèm theo hợp pháp về văn phòng trụ sở này;
5. Văn bằng về chuyên môn (nếu có):
Nếu nhà đầu tư có văn bằng chứng minh về kinh nghiệm hoạt động hoặc lĩnh vực chuyên môn thì có thể đưa thêm vào hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Ghi chú: Đối với những văn bằng, hồ sơ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài cấp, khi đưa vào Việt Nam sử dụng cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được công chứng dịch thuật ra tiếng Việt.
- Số lượng hồ sơ: ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ nộp và 01 bộ lưu để theo dõi vụ việc và làm hồ sơ pháp lý của công ty sau này).
Bước 2: Sau khi xin được giấy chứng nhận đầu tư thì tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 02 thành viên gồm có:
- Danh sách thành viên;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao công chứng còn hiệu lực của giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ thẻ căn cước công dân
Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896
E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com