Anh Khánh ở Ba Đình, Hà Nội hỏi: "Tôi muốn thành lập Trung tâm đào tạo nghề đào tạo ngành nghề khách sạn. Vậy trung tâm đào tạo nghề có được cấp chứng chỉ đến trình độ cao đẳng cho học viên không? Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm đào tạo nghề như nào?"
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.
Trả lời:
Chào anh Khánh! Luật Sao Việt trân trọng cảm ơn anh vì đã tin tưởng và đặt câu hỏi tới chúng tôi. Với yêu cầu này của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
1. Trung tâm đào tạo nghề có được cấp chứng chỉ đến trình độ cao đẳng cho học viên không?
Theo quy định tại khoản a, khoản c Điều 38 Luật giáo dục nghề nghiệp về Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp thì:
- Trung tâm đào tạo nghề được phép đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và được cấp chứng chỉ sơ cấp đối với người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học và đạt yêu cầu.
- Các trường cao đẳng hoặc trường đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng mới được đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng, và được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành đối với sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ tín chỉ.
Như vậy Trung tâm đào tạo nghề được phép cấp chứng chỉ sơ cấp, không được cấp chứng chỉ đến trình độ cao đẳng cho học viên. Chỉ các trường cao đẳng hoặc trường đại học dăng ký đào tại trình độ cao đẳng mới được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành cho học viên đủ điều kiện.
2. Điều kiện thành lập Trung tâm đào tạo nghề phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Việc thành lập và hoạt động của trung tâm đào tạo nghề phải phù hợp với mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1000m2 (Một nghìn mét vuông).
- Vốn đầu tư thành lập được đầu tư bằng vốn góp hợp pháp (không bao gồm giá trị về đất đai) tối thiểu là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng).
- Đáp ứng các điều kiện về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo; chưng trình, giáo trình đạo tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo quy định pháp luật.
Thứ nhất: Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp: Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
Thứ hai: Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Thứ ba: Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.
Và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Thứ nhất: 01 Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP;
Thứ hai: 01 Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục V - a ban hành kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP và các giấy tờ chứng minh kèm theo.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Để nhận được ý kiến tư vấn và báo giá dịch vụ, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com